200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Viêm Bao Gân ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, biện pháp phòng ngừa

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Viêm bao gân ngón tay là bệnh lý thường gặp, dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.

Qua bài viết dưới đây CCRD sẽ giới thiệu đến bạn Tổng quan về Viêm Bao Gân ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, biện pháp phòng ngừa mời bạn cùng tham khảo.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Viêm bao gân ngón tay là gì?

viêm bao gân ngón tay

Viêm bao gân ngón tay

Tình trạng viêm bao gân của các gân gấp ngón tay, gây chít hẹp bao gân được gọi là viêm bao gân. Một vài trường hợp còn xuất hiện hạt xơ trong bao gân, làm di động gân qua vị trí hạt xơ bị cản trở.

Đối với người bệnh, mỗi lần gập hay duỗi ngón tay rất khó khăn và hạn chế, đặc biệt là ngón cái và ngón đeo nhẫn.

Bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc dùng tay còn lại kéo ngón tay ra như kiểu lò xò.

Xem thêm

Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y và tây y như thế nào ?

6 Bác sĩ chữa hội chứng ống cổ tay giỏi tại TPHCM và Hà Nội

Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Nguyên nhân nào daẫn đến Viêm Bao Gân ngón tay

Nguyên nhân Viêm Bao Gân ngón tay

Viêm Bao Gân ngón tay

Trong nhiều trường hợp, người bệnh mắc viêm bao gân ngón tay không do nguyên nhân cụ thể nào, nhưng cũng có người mắc bệnh do những nguyên nhân dưới đây:

  • Tuổi tác: xuất hiện phổ biến ở độ tuổi từ 40 – 60 tuổi.
  • Bệnh lý: Tiểu đường, đái tháo đường tuýp 2, gút, viêm khớp dạng thấp, gout, vẩy nến, xơ cứng bì,…
  • Nghề nghiệp: sử dụng độ linh hoạt của ngón tay một cách thường xuyên như Nông dân, công nhân, nhạc sĩ, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công , nhân viên đánh máy …
  • Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay: xuất hiện trong 6 tháng đầu sau phẫu thuật
  • Vận động quá mạnh gây chấn thương ở cơ, khớp hoặc chấn thương do tai nạn.
  • Có trường hợp không tìm ra nguyên nhân gây bệnh
  • Bong gân hoặc các cơ, gân bị kéo mạnh một đột ngột.
  • Một số nhiễm trùng ở gân, cơ.

Triệu chứng của Viêm Bao Gân ngón tay

Triệu chứng Viêm Bao Gân ngón tay

Triệu chứng 

  • Đau: khó chịu ở gốc ngón tay, ngón cái hoặc vị trí tiếp xúc giữa ngón tay với lòng bàn tay. Khi cử động ngón cái thì xuất hiện các cơn đau âm ỉ và tăng dần
  • Sưng: Tại vị trí đau khớp như vùng mỏm trâm quay ở xương cổ tay có thể gây sưng đau, nóng đỏ do viêm bao hoạt dịch tại khớ
  • Ngón tay bị cứng hoặc không thể cử động: Có thể mất khả năng gấp duỗi của ngón tay.
  • Một số triệu chứng cơ học: cảm giác hoặc cử động bất thường, đặc biệt là khi thực hiện động tác gấp hoặc duỗi thẳng.
  • Khi thực hiện các cử động như duỗi hay dạng các ngón tay, có thể lan san các vùng khác như cẳng tay
  • Khi người bệnh đi siêu âm thì có thể thấy được dịch bao quanh cổ tay.
  • Không thể tự do cử động ngón tay cái, hay bị dính lại và phát ra tiếng kêu lạo xạo

Những phương pháp Viêm Bao Gân ngón tay

Điều trị Viêm Bao Gân trong Đông Y

 Châm cứu

Châm cứu

Châm cứu

Theo Y học cổ truyền, Châm cứu có thể giúp đả thông kinh mạch, giúp máu lưu thông đến gân. Không những thể nếu dùng châm cứu để giảm đau hay viêm thì cũng rất hữu dụng.

 Bấm huyệt

Bấm huyệt

Bấm huyệt

Bấm huyệt cũng có thể giúp giảm đau cho người bệnh và đây là phương pháp cần phải có sự kiên trì và thời gian lâu dài thì mới có được sự thay đổi nhất định.

Bài thuốc uống

Bài thuốc uống chữa viêm bao tay

Bài thuốc uống chữa viêm bao gân

Bài thuốc số 1:

Nguyên liệu:

  • 20g cây Xấu hổ (Trinh Nữ),
  • 16g Bồ công Anh, 16g Nam Tục Đoạn,16g Kê Huyết Đằng,
  • 12g lá Tre, 12g rễ cây Gấc, 12g Ngũ Gia Bì, 12g rễ cây Cúc Tần, 12g Hy Thiêm, 12g Đương Quy, 12g Cam Thảo
  • 10g Ngải Diệp,10g Cẩu Tích, 10g lá Lốt, 10g Trần Bì

Cách thực hiện:

  • Sắc uống tất cả nguyên liệu trên ngày 1 tháng
  • Sắc 3 lần một ngày, uống 3 lần

Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu: 

  • 20g rễ Bưởi Bung
  • 16g Nam Tục Đoạn, 16g Độc Lực, 16g Đương Quy, 16g Kê Huyết Đằng, 16g rễ cây Xấu Hổ, 16g Rễ Cỏ Xước, 16g rễ cây Gấc, 16g củ Đinh Lăng
  • 12g Ngũ Gia Bì, 12g Thục Địa, 12g Cam Thảo
  • 10g Thiên niên kiện, 10g Xuyên Khung, 10g Trần Bì
  • 8g Nhục Quế

Cách thực hiện:

  • Sắc uống tất cả nguyên liệu trên ngày 1 tháng
  • Sắc 3 lần một ngày, uống 3 lần

Thuốc xoa bóp

Thuốc xoa bóp chữa viêm bao gân

Thuốc xoa bóp chữa viêm bao gân

Nguyên liệu: 

10g Kê Huyết Đằng, 10g  Xuyên Khung, 10g Bạch Chỉ, 10g  Tế Tân, 10g Nhục Quế, 10g Thiên Niên Kiện, 10g Thạch Xương Bồ,10g Hoa Hồi, 10g Trần Bì

Cách thực hiện:

  • Thái nhỏ các nguyên liệu trên cho vào chai thủy tinh
  • Đổ ngập rượu để ngâm
  • Sau 5 ngày có thể dùng được
  • Lấy bông chấm thuốc xoa vào nơi bị đau 2-3 lần/ ngày

Công dụng: Chống viêm, giảm đau, hoạt huyết và tán ứ.

Thuốc đắp

Bài thuốc đắp chữa viêm bao gân

Bài thuốc đắp chữa viêm bao gân

Bài thuốc số 1:

Nguyên liệu: vỏ cây Gạo lấy lượng vừa đủ, Đồng tiện

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch, thái phiến
  • Cho vào cối giã nhỏ
  • Trộn vào một chút Đồng Tiện, sau đó sao nóng rồi đắp tại chỗviêm bao gân rồi băng lại
  • Ngày đắp 1 lần, tối đắp 1 lần

Bài thuốc số 2:

Nguyên liệu: lá cây Gấc, lá cây Đinh Lăng lượng bằng nhau

Cách thực hiện:

  • Giã nhỏ cả 2 nguyên liệu trên
  • Sao rượu, đắp tại chỗ băng lại

Công dụng: giảm đau trừ thấp, tán hàn và thông kinh hoạt lạc.

Bài thuốc số 3:

Nguyên liệu: Lá Ngải Cứu, lá Cúc Tần, Nghệ vàng lấy một lượng bằng nhau

Cách thực hiện

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên
  • Giã nhuyễn, đắp vào vùng tổn thương, sau đó bó lại

Bài thuốc số 4:

Nguyên liệu: lá Náng, quả Đu Đủ non, vỏ cây Gạo Lượng lượng bằng nhau

Cách thực hiện

  • Rửa sạch các nguyên liệu trên
  • Giã nát, đắp vào chỗ bị thương, sau đó bó lại

Bài thuốc số 5:

Nguyên liệu: lá dây Chìa vôi, lá dây Đau xương, lá Huyệt Dụ số lượng bằng nhau

Cách thực hiện:

Rửa sạch các nguyên liệu trên

Giá nát và bó vào vùng tổn thương

Bài thuốc số 6:

Nguyên liệu: 50g dây Chìa Vôi, 50g Gừng tươi, 20ml Rượu Trắng

Cách thực hiện

Đem tất cả các nguyên liệu trên nhã nhuyễn

Bó vào khớp bị đau

Bài thuốc số 7:

Nguyên liệu:  1 phần lá Náng, vỏ cây Gạo, dọc cây Đu đủ

Cách thực hiện

  • Gọt bỏ vỏ cứng của vỏ cây Gạo, thái nhỏ vỏ cây Gạo thành 1 phần
  • Lấy thêm 1 phần của lá Náng và dọc cây Đu Đủ
  • Giã nát các nguyên liệu trên với một ít Rượu Trắng và nước tiểu trẻ em (đồng tiện)
  • bó vào khớp đau

Bài thuốc số 8:

Nguyên liệu: 30g rễ cây Cỏ Xước, 20g lá Lốt, 10g lá Huyết Dụ, 20g cây lưỡi Hổ, 20g lá Nhài Quạt

Cách thực hiện:

  • Rửa tất cả nguyên liệu trên thật sạch
  • Giã nát, Lấy túi vắt lấy nước cốt, sau đó hòa với một chút rượu uống
  • Phần bã đem xào với 50g dây Chìa Vôi, 50ml Rượu tốt, 10g Gừng tươi (giã nhỏ)
  • Đem chườm vào tổn thương

Điều trị viêm gân trong Tây y

Dùng thuốc

Dùng thuốc chữa viêm bao gân

Dùng thuốc chữa viêm bao gân

Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống viêm, chống sưng, giảm đau như aspirin, napxoren, sodium, ibuprofen, Acetaminophen, không Steroid (NSAID)… để chữa bệnh.

Thuốc sẽ tác động vào các vết viêm hoặc sưng ở gân, giúp giảm đau đớn cho người bệnh, sau một thời gian uống thuốc bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả. Nếu không có kết quả thì phải dùng đến phương pháp tiêm thuốc

Để hỗ trợ chống viêm, giảm đau hiệu quả có thể dùng đến thuốc mỡ, kem bôi ngoài da.

Thuốc tiêm Steroid: tiêm Corticosteroid vào bao gân ở gốc ngón tay bị viêm, đây là chất chống viêm giúp giảm triệu chứng đau trong khoảng vài ngày đến vài tuần.

Nếu bị viêm trên 3 tháng, không thể dùng các biện pháp điều trị khác thì mới dùng tới phương pháp này.

Nếu tình trạng bệnh không cải thiện, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm mũi hai. Đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì phương pháp tiêm Steroid ít mang lại hiệu quả, thậm chí làm tăng lượng đường trong máu.

Vì vậy người bệnh cần được theo dõi nồng độ Glucose để tránh các vấn đề không mong muốn.

Lưu ý: Lạm dụng tiêm corticosteroid có khả năng gây yếu gân, tăng nguy cơ đứt gân, chỉ nên thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ.

 Phẫu thuật

Phẫu thuật chữa viêm bao gân

Phẫu thuật chữa viêm bao gân

Sau khi uống thuốc sau một thời gian mà không có kết quả thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giải quyết vấn đề viêm gân.

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật chỉ là lựa chọn cuối cùng vì nó không hoàn toàn đem lại hiệu quả cải thiện tích cực. Bác sĩ sẽ ra quyết định phẫu thuật dựa trên mức độ đau hoặc mất chức năng của ngón tay.

Đặc biệt khi ngón tay của người bệnh bị kẹt ở tư thế uốn cong, gập, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nhằm ngăn chặn tình trạng cứng khớp vĩnh viễn.

Phương pháp này sẽ giúp giải phóng bao gân, giúp gân gấp không bị chèn ép

Một vài biến chứng bệnh nhân có thể gặp sau phẫu thuật:

Cứng các ngón tay lân cận

  • Sau khi phẫu thuật, các ngón tay lân cận không có khả năng duỗi thẳng, mặc dù không xuất hiện tình trạng này trước đó
  • Tại vị trí phẫu thuật bệnh nhân sẽ bị đau hoặc sưng tạm thời

Các biến chứng hiếm gặp

  • Nhấp ngón tay liên tục, có thể bệnh nhân sẽ gặp tình trạng bao gân bị nới lỏng quá mức hoặc có thể là gặp những vấn đề khác
  • Nhiễm trùng.
  • Dây thần kinh có thể bị tổn thương, dây tê hoặc một phần ngón tay bị ngứa ran

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa viêm bao gân

Vật lý trị liệu chữa viêm bao gân

Một số phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, tia hồng ngoại, điện xung, kỹ thuật massage tay,…đem lại hiệu quả tốt và được đề nghị sử dụng trong việc điều trị.

Phương pháp này giúp bệnh nhân hạn chế lạm dụng thuốc điều trị, áp dụng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nó có tác dụng từ từ, không đem lại hiệu quả nhanh chóng, không giúp điều trị tiệt để mà phải kết hợp với những phương pháp khác.

Biện pháp phòng ngừa Viêm Bao Gân ngón tay

Biện pháp phòng ngừa Viêm Bao Gân ngón tay

Biện pháp phòng ngừa Viêm Bao Gân ngón tay

Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý trong sinh hoạt và vận động hàng ngày:

  • Tránh những vận động mạnh, quá sức hoặc lặp lại các động tác cầm nắm hoặc nắm chặt quá lâu, lặp đi lặp lại.
  • Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp giãn cơ, mở rộng phạm vi cử động nhằm tăng cường sức khỏe cơ, gân. Ngoài ra, còn giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm bao gân cổ tay.
  • Nên giữ vệ sinh thật tốt cở vùng cổ tay khi thương hở nhằm ngăn nhiễm trùng và hạn chế tình trạng viêm
  • Hạn chế sử dụng các loại thiết bị, máy móc tạo độ rung.
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi đầy đủ và hợp lý
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, Canxi, Vitamin C.
  • Không nên cầm nắm các các dụng cụ thể thao có kích thước không vừa vặn.

CCRD đã thông cho bạn về Tổng quan về Viêm Bao Gân ngón tay: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, biện pháp phòng ngừa qua bài viết trên.

Hy vọng thông tin trên bổ ích với bạn giúp bạn trong việc điều trị bệnh và chúc bạn mau chóng lành bệnh.

 

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top