Parkinson là bệnh lý về thần kinh thường gặp ở những người lớn tuổi do các tế bào não bị thoái hóa. Bên cạnh phương pháp chữa Parkinson bằng Tây y thông thường, ngày nay nhiều người tin tưởng và lựa chọn phương pháp Đông y để chữa bệnh do lợi ích và công dụng hữu hiệu mà nó mang lại.
Vậy chữa bệnh Parkinson bằng Đông y có thực sự hiệu quả không? Những bài thuốc chữa Parkinson bằng Đông y thường được dùng là gì? Hãy cùng CCRD chúng tôi tìm hiểu thêm thông qua bài viết sau đây nhé.
Bệnh Parkinson theo y học cổ truyền
Nguyên lí của bệnh
Theo Y học cổ truyền, bệnh Parkinson được gọi là Tứ Chi Nhuyễn Nhược, Chấn Chiến, Ma Mộc. Ở giai đoạn cuối, bệnh được gọi là Nụy Chứng. Bệnh gây nên do ảnh hưởng tuổi tác – người lớn tuổi thường có Can huyết và Thận âm bị suy yếu. Trong đó:
- Can – Huyết kém: không đủ dinh dưỡng để nuôi các khớp, do đó khiến chúng bị suy giảm gây nên tình trạng co rút, rung giật, co cứng.
- Tỳ – Thận hư: không vận hóa được thủy dịch trong cơ thể. Do đó thủy dịch hóa thành thấp, tụ lại thành đờm. Âm suy thì dương thịnh, Can phong nội động kết hợp với đờm thấp thì kinh lạc bị ngăn trở gây ra tình trạng run.
Từ nguyên nhân trên, nguyên tắc chữa Parkinson của Đông y là bồi bổ huyết cho cơ thể, kết hợp với dưỡng âm, trừ hàn thấp và lợi khớp. Như vậy mới có thể giúp người bệnh có sự dẻo dai và có nhiều sức đề kháng hơn để cải thiện bệnh.
Biểu hiện của bệnh
Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường diễn biến âm thầm, có thể chỉ ở một bên cơ thể. Các biểu hiện cụ thể bao gồm:
- Vận động chậm: Đau và cứng đờ các cơ bắp khi đi lại, khó xoay cổ lúc cử động, chậm vận động như: cắt gọt hoa quả, đi lại khó khăn….
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, trầm cảm, lo âu.
- Bị run: Thường bị run ở đầu các ngón tay, trường hợp nặng có thể run cả bàn tay và cánh tay. Thường run xuất hiện khi nghỉ và hết khi người bệnh chú ý làm việc khác.
- Mặt bị đơ, cứng: Khó biểu hiện được cảm xúc trên khuôn mặt, dù mắt rất linh hoạt.
- Rối loạn dáng đi: Đi chậm, lưng hơi khom, cẳng tay hơi gấp, đầu hơi cúi, chân hơi co và không đánh tay được.
- Rối loạn tiếng nói: Tiếng nhỏ, khó nghe, đều đều, không diễn tả được cảm xúc.
Ngoài ra, người mắc bệnh Parkinson còn có các biểu hiện như rối loạn tiểu tiện, tăng tiết mồ hôi hoặc nước bọt, những cơn đỏ bừng mặt do rối loạn thần kinh thực vật.
Ưu điểm chữa bệnh Parkinson bằng đông y
Điều trị bệnh Parkinson bằng Đông y hiện đang được rất nhiều người tìm hiểu và áp dụng, bởi so với các bài thuốc Tây y, dược liệu thảo dược từ Đông y an toàn và ít tác dụng phụ hơn.
Một số các lợi ích ưu việt khi chữa bệnh Parkinson bằng phương pháp Y học cổ truyền:
- Giúp cải thiện tốt, an toàn các triệu chứng run rẩy chân tay, không để lại tác dụng phụ.
- Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động
- Hiệu quả lâu dài vì chữa được nguồn gốc bệnh
- Bồi bổ chức năng gan thận, giải độc, hoạt huyết. Giúp bảo vệ chức năng cơ quan ngũ tạng một các an toàn.
- Cải thiện và phục hồi sức khỏe toàn diện từ sâu bên trong.
- Tiết kiệm chi phí do các bài thuốc chủ yếu từ thảo dược thiên nhiên có thể tự trồng hoặc thu hái được.
4 Bài Thuốc nam chữa bệnh parkinson
Theo nguồn gốc bệnh, muốn điều trị hiệu quả bệnh Parkinson thì phải bổ huyết, dưỡng âm, bổ can thận, hoạt huyết, trừ phong thấp, thông lợi khớp giúp cho gân cơ vững vàng, dẻo dai.
Chữa bệnh Parkinson hiệu quả với thảo dược Thiên ma và Câu đằng
Trong số những thảo dược Đông y được xếp hàng đầu dùng để chữa bệnh Parkinson thì Câu đằng và Thiên ma là hai vị thuốc được giới chuyên môn đánh giá cao. Bởi hai vị thuốc này có khả năng giúp người bệnh hồi phục được triệu chứng nhanh và hiệu quả.
Công dụng:
Thiên ma: giúp quá trình thoái hóa ở não người bệnh tiến triển chậm lại, ổn định tính dẫn truyền và bảo vệ tế bào thần kinh nhờ sự ức chế độc tố gây kích thích thần kinh, giảm sự nhiễm độc thần kinh do stress oxy hóa.
Câu đằng: giúp làm giảm triệu chứng run, giật ở người bệnh do có chứa nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên là các tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, ức chế Monoamine oxidase B giúp ngăn chặn việc mất Dopamin, cải thiện hiệu quả chứng run và cứng khớp.
Bài thuốc số 1
Chữa tay chân run, co cứng, run môi tái đi tái lại.
Thành phần thuốc:
Lấy một lượng bằng nhau các thành phần: Sinh địa, cương tằm, thạch quyết minh, cam thảo, mẫu lệ, tang ký sinh, bạch thược, thiên ma, ngưu tất, thục sơn và sơn thù
Lấy khoảng 10g phần đầu: Đương quy:
Cách làm:
Đầu tiên mang rửa tất cả các nguyên liệu với 500ml nước đến khi cạn còn 300ml thì ngừng.
Thu lấy thuốc sắc thành 2 phần bằng nhau và dùng mỗi ngày 2 lần. Lưu ý nên dùng ấm sẽ phát huy công dụng tốt hơn.
Bài thuốc 2
Chữa chứng chân tay run, khí huyết bị ứ trệ, lưu thông kém, tâm trạng thất thường, ngủ hay nghiến răng.
Thành phần thuốc:
Lấy mỗi vị 20g: Thạch quyết minh, uất kim, đào nhân, nhũ hương, thiên ma, câu đằng, hồng hoa, cam thảo, đại giả thạch, mộc dược, hương phụ, xương bồ và đương quy:
Cách làm:
Mang tất cả các nguyên liệu rửa sạch rồi đem nấu với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp.
Chia thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Uống đều đặn mỗi ngày một thang.
Bài thuốc 3
Chữa da dẻ nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, giọng nói thay đổi, đóng rêu lưỡi, chân tay sưng phù, tê mỏi.
Thành phần thuốc:
Lấy mỗi vị 15g: Nhân sâm, bạch thược, đan sâm, địa long, câu đằng, thục địa, bạch truật, ngũ vị, thiên ma, phục linh, hoàng kỳ và xuyên khung.
Cách làm:
Mang rửa sạch tất cả nguyên liệu rồi nấu với 600ml nước trong khoảng 15 phút.
Đến khi sắc lại thì đem thuốc chia thành 2 lần uống, dùng dần hết trong ngày. Mỗi ngày đều uống sẽ thấy bệnh mau chóng cải thiện.
Bài thuốc 4
Chữa triệu chứng nặng đầu, đầu lưỡi đổi màu, khó chịu, chân tay nóng nhưng lại sợ lạnh, ăn uống không tiêu.
Thành phần thuốc:
Lấy mỗi vị 20g: Câu đằng, thiên ma, tang ký sinh,bán hạ, chỉ thực, cam thảo, hoàng cầm, ngưu tất, trần bì, nam tinh, trúc lịch và cương tằm
Cách làm:
Rửa sạch tất cả các nguyên liệu rồi đem sắc với lượng nước vừa đủ. Chia thành nhiều phần trong ngày để uống hết.
Liệu pháp vật lý trị liệu
Vật lí trị liệu được biết đến là một trong những phương pháp Đông y điều trị có tác dụng cải thiện triệu chứng và phục hồi khả năng vận động của bệnh nhân Parkinson. Phương pháp này có thể được thực hiện trong mọi giai đoạn của bệnh.
Mục đích của vật lý trị liệu là duy trì sự vận động thể chất của người bệnh, giảm tính co cứng của các cơ. Người bệnh có thể bắt đầu với các bài tập luyện vật lí trị liệu hàng ngày với cường độ nhẹ như đi bộ, dưỡng sinh, yoga, đi xe đạp, bơi lội…. Các hoạt động này sẽ giúp cải thiện tư thế, dáng đi và khả năng di chuyển của người bệnh.
Chữa bệnh Parkinson bằng Đông y có thể mang lại hiệu quả tối ưu, giúp cải thiện và giảm chứng run, rối loạn vận động của bệnh. Tuy nhiên, để được điều trị bằng Đông y đúng cách, người bệnh nên liên hệ các bác sĩ Đông y uy tín để được chẩn đoán chính xác và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp với từng thể trạng bệnh, từ đó mới có thể phát huy kết quả điều trị cao nhất.