Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là viêm bàng quang, là một trong những bệnh lý nếu tồn tại lâu có thể dẫn đến tình trạng mạn tính. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị viêm bàng quang. Trong đó, các bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y được nhiều người lựa chọn và đã thấy được một số hiệu quả nhất định.
tuvan}
Xem thêm:
10+ địa chỉ chữa viêm bàng quang uy tín tại TPHCM và Hà Nội
Top 8 Bệnh viện phòng khám chữa yếu sinh lý uy tín tại TPHCM và Hà Nội
5 bệnh viện, phòng khám chữa sỏi thận uy tín tại TP.HCM và Hà Nội
Viêm đường tiết niệu dưới góc nhìn Y học Cổ truyền
Theo ghi chép từ đông y, viêm đường tiết niệu và các bệnh liên quan đến đường tiết niệu thuộc nhóm bệnh do tỳ hư và thấp nhiệt gây ra. Y học cổ truyền xem viêm bàng quang (viêm đường tiết niệu) là chứng lâm và nếu không được điều trị đúng cách, có thể trở thành bệnh mãn tính.
Theo đông y, viêm đường tiết niệu có thể được chia thành các thể sau:
- Nhiệt lâm: Bệnh nhân có triệu chứng tiểu rắt, nóng rát vùng kín, sốt cao, mạch hoạt sác hoặc hồng sác, nước tiểu màu đục, mùi khai nồng, màu lưỡi thay đổi từ đỏ sang nhợt nhạt, đau vùng hạ vị,…
- Huyết lâm: Người bệnh gặp khó khăn khi đi tiểu, đau rát khi đi tiểu, viêm đường tiểu và có máu trong nước tiểu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng không phổ biến như lưỡi có các chấm đỏ (như bị ứ huyết), sốt, mạch nhu hoặc hoạt sác.
- Lao lâm: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau âm ỉ ở hai bên thắt lưng, tiểu ra lắt nhắt, buồn tiểu thường xuyên, đau ngầm vùng hạ bộ sau khi tiểu, nước tiểu đục, mạch yếu vô lực,…
Để điều trị bệnh, các lương y áp dụng phương pháp thanh trừ thấp nhiệt và tăng cường chức năng tiểu. Có thể sử dụng các loại thuốc đông y đơn thuần để điều trị. Trong trường hợp bệnh nhân có sốt cao hoặc tiểu ra máu, cần kết hợp điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra, bệnh nhân cần sử dụng các bài thuốc từ thảo dược để ngăn ngừa tái phát bệnh và loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh.
Chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y như thế nào?
Việc áp dụng bài thuốc đông y để chữa viêm bàng quang bao gồm sử dụng các loại thuốc từ thảo dược đã được sơ chế, phơi khô hoặc sao vàng để chế biến thành thuốc. Thuốc đông y thường mang tính lành tính, ít gây tác dụng phụ và được sử dụng theo từng thể viêm khác nhau.
Trong trường hợp viêm bàng quang cấp tính và viêm bàng quang mạn tính, phương pháp điều trị sẽ khác nhau:
Viêm đường tiết niệu cấp tính
Theo đông y, viêm đường tiết niệu cấp tính thường do thấp nhiệt gây ra, có các triệu chứng như đau tức vùng dạ vị, tiểu buốt và có máu trong nước tiểu. Bệnh nhân có thể có sốt cao và lưỡi có màng bịnh vàng.
Điều trị bằng đông y thường bao gồm sử dụng các bài thuốc thanh nhiệt lợi thấp và thông lâm. Khi cần thiết, bệnh nhân cũng có thể được áp dụng châm cứu để kích thích tuần hoàn máu. Các huyệt châm thường được sử dụng là huyệt quan nguyên, khí hải, khúc cốt, trung cực, thận du, thái khê và tam âm giao. Thời gian điều trị thông thường kéo dài khoảng 10-15 ngày.
Viêm đường tiết niệu mạn tính
Vêm bàng quang mạn tính có thể do hư âm, hư thận âm hoặc kết hợp với thấp nhiệt gây ra. Bệnh nhân có những triệu chứng đặc trưng như đau nhói vùng hạ vị, tiểu buốt, tiểu tiện thường xuyên, tức ngực, đau mỏi lưng, lưỡi màu đỏ và có màng trắng, mạch yếu,…
Điều trị viêm đường tiết niệu mạn tính bằng đông y đòi hỏi thời gian kéo dài vì bệnh nhân sẽ được trị liệu kết hợp để củng cố chức năng thận, thông lâm và thanh nhiệt trừ thấp. Bệnh nhân cũng có thể được châm cứu tại các huyệt như thận du, tam âm giao, trung cực và bàng quang du, với thời gian trị liệu kéo dài khoảng 2 tuần.
Tổng hợp các bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y an toàn, hiệu quả
Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu do âm hư hỏa vượng
Triệu chứng: Bệnh có xu hướng tái phát, tái phát liên tục, có triệu chứng sốt nhẹ vào buổi chiều, cảm giác nóng ở bàn tay và bàn chân, ưa uống nước lạnh, đổ mồ hôi, tiểu buốt, tiểu rắt, có cảm giác tiểu không tiết ra hết, cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, đau lưng và ù tai.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Rễ cỏ tranh: 20g, Nhẫn đông đằng: 10g, Thổ phục linh: 20g, Chi tử: 10g
- Cách thực hiện: Sắc nước ước vừa đủ. Không cần sắc kỹ, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Sinh địa hoàng: 15g, Thổ phục linh: 10g, Hoài sơn: 10g, Trạch tả: 10g, Biển súc: 12g, Vỏ núc nắc: 10g
- Cách thực hiện: Sắc với 1200ml nước, lấy 600 ml, chia uống 3 lần trong ngày. Uống khi đói bụng.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Sinh địa hoàng: 15g, Hạt mã đề (xa tiền tử): 16g, Kim tiền thảo: 10g, Thạch hộc: 12g, Kim ngân hoa: 20g, Ngưu tất: 12g, Tỳ giải: 16g, Vỏ núc nắc: 12g
- Cách thực hiện: Sắc với 1200ml nước, lấy 600 ml, chia uống 3 lần trong ngày. Uống khi đói bụng.
Viêm đường tiết niệu do tỳ thận lưỡng hư
Triệu chứng: Bệnh kéo dài trong thời gian dài, hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể mệt mỏi vô lực, xuất hiện các dấu hiệu như sưng bụng, mất khẩu vị, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng, phân lỏng.
Bài thuốc 1:
- Nguyên liệu: Đẳng sâm: 12g, Rễ cỏ tranh: 20g, Bạch truật: 12g, Vỏ dưa hấu (tây qua bì): 50g
- Cách thực hiện: Sắc với nước vừa đủ. Không cần sắc kỹ, có thể thêm ít đường trắng, đun 5 phút, chia uống nhiều lần trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Đẳng sâm: 12g, Xích tiểu đậu: 20g ,Bạch truật: 12g, Thổ phục linh: 20g, Trần bì: 8g ,Thục địa: 15g, Nhục quế: 8g, Can khương: 4g, Phụ tử: 4g, Hạt mã đề (xa tiền tử): 12g, Rễ cỏ tranh: 12g
- Cách thực hiện:Phụ tử sắc kỹ nhỏ lửa với 600 ml nước trong 2h. Sau đó cho các vị thuốc khác vào sắc tiếp thêm 900 ml nước, còn 450ml nước thuốc. Chia uống 3 lần trong ngày. Uống khi đói bụng.
Bài thuốc 3:
- Nguyên liệu: Đỗ trọng: 10g, Đẳng sâm: 10g, Bạch truật: 10g, Thổ phục linh: 15g, Trạch tả: 10g, Cẩu tích: 12g, Trần bì: 6g, Ý dĩ: 15g
- Cách thực hiện: Sắc với 1000ml nước, lấy 450 ml, chia uống 3 lần trong ngày. Uống khi đói bụng.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm đường tiết niệu giúp thanh nhiệt, trừ thấp, lợi niệu
Các bài thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm bàng quang bao gồm:
- Bài 1: 100g râu ngô, 50g rau má, 50g mã đề, 50g ý dĩ, 40g sài đất. Sắc với 500ml nước, lấy 250ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, trong vòng 2 – 3 tuần.
- Bài 2: 60g diếp cá tươi (hoặc 20g diếp cá khô), 30g kim tiền thảo, 15g hạt mã đề. Sắc với 500ml nước, lấy 250ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, trong 10 ngày mỗi liệu trình.
- Bài 3: 5g rễ đậu biếc, 10g rễ cỏ tranh, 15g rau má, 5g rau diếp cá. Sắc với 700ml nước, lấy 250ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, trong 3 – 5 ngày liên tiếp.
- Bài 4: 45g ngải cứu cả rễ, 10g mật ong, 15g cỏ seo gà, 15g rễ cỏ tranh. Trộn đều ngải cứu, rễ cỏ tranh và cỏ seo gà, đun sôi trong 15 – 20 phút, sau đó hòa nước với mật ong và uống nóng. Uống 2 lần/ngày trước bữa ăn, trong vòng 1 tuần.
- Bài 5: 15g rễ ngọc lan hoa trắng, 20g râu ngô, 10g rau diếp cá. Sắc với 400ml nước, lấy 250ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, trong 7 ngày liên tiếp.
- Bài 6: 15g biển súc, 10g mã đề, 8g hoạt thạch, 6g mộc thông. Sắc với 500ml nước, lấy 250ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, mỗi liệu trình kéo dài 5 ngày.
- Bài 7: 15g liên kiều. Sắc với 3 bát nước, nấu đến khi còn 1 bát, uống 2 lần/ngày hoặc dùng dưới dạng bột uống hằng ngày.
- Bài 8: 30g sài đất tươi, 20g mã đề, 20g bồ công anh, 16g sài đất. Sắc với 500ml nước, lấy 250ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.
- Bài 9: 10g rau má, 20g bồ công anh, 16g mã đề, 12g thài lài tía, 12g chi tử, 12g râu ngô, 12g mộc thông, 12g cam thảo dây. Sắc với 700ml nước, lấy 300ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, mỗi liệu trình kéo dài 5 ngày.
- Bài 10: 15g râu ngô, 10g rễ cỏ tranh, 10g rau má, 15g hoa súng, 10g diếp cá. Sắc với 500ml nước, lấy 250ml nước. Chia thành 2 lần uống/ngày, mỗi liệu trình kéo dài 5 ngày.
Để đạt hiệu quả tốt khi sử dụng các bài thuốc trên (phụ thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của từng người), lương y có thể điều chỉnh các thành phần thuốc để phù hợp. Vì vậy, trong quá trình lựa chọn phương pháp chữa viêm đường tiết niệu bằng Đông y, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các lương y đáng tin cậy và giàu kinh nghiệm để nhận được sự tư vấn tốt nhất.