Không riêng người lớn, trẻ em cũng là một trong những đối tượng dễ gặp phải tình trạng cong vẹo cột sống. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra hậu quả ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống sau này của trẻ.
Bài viết sau đây, CCRD sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin về bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ em cũng như cách điều trị hiệu quả nhất.
Xem thêm
8 Địa chỉ chữa vẹo cột sống uy tín tại TPHCM và Hà Nội
5 PHƯƠNG PHÁP CHỮA VẸO CỘT SỐNG Ở NGƯỜI LỚN AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
5 PHƯƠNG PHÁP CHỮA VẸO CỘT SỐNG KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT AN TOÀN NHẤT HIỆN NAY
Cong vẹo cột sống ở trẻ em là gì?
Cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cột sống nghiêng về một phía, có thể là bên trái hoặc phải, tùy thuộc vào mức độ từ nhẹ đến nặng. Bệnh sẽ chủ yếu ảnh hưởng khá lớn đến phần ngực hoặc vùng thắt lưng.
Cột sống ở những người bình thường sẽ có độ uốn cong tự nhiên nhằm giúp phân phối đều lực và sức nặng của cơ thể. Đây là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và thiếu niên khoảng từ 10 – 15 tuổi. Thông thường, bé gái sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bé trai.
Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống ở trẻ
Tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em thường có khả năng phát sinh bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Do bẩm sinh
Theo nghiên cứu và thống kê, vẹo cột sống do bẩm sinh rất hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân khiến cột sống biến dạng ngay từ khi trẻ chào đời thường bắt nguồn từ tình trạng dị tật khiếm khuyết cột sống trong giai đoạn hình thành bào thai, cụ thể hơn là:
- Cột sống không hình thành hoàn hảo (chỉ phát triển một phần).
- Các đốt sống phân ly bất toàn.
Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền cũng góp phần phát sinh vấn đề trên. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa được chứng minh nên chưa xác định được mức độ tin cậy.
Do bệnh lý thần kinh cơ
Các vấn đề về hệ thần kinh như bại não, bại liệt,… thường sẽ khiến cho phần thân của trẻ trở nên yếu ớt, khó có thể nâng đỡ cơ thể như người bình thường.
Tình trạng này kéo dài làm tác động trực tiếp đến cấu trúc cột sống, từ đó gây cong vẹo cột sống.
Do bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt tức là tình trạng bàn chân không có vòm hay lõm, khiến chân bị xoay đỗ vào trong. Điều này sẽ khiến xương ở phần cẳng chân của trẻ bị xoay khi đi lại, chạy nhảy, hoạt động.
Từ đó sẽ khiến các khớp đầu gối xoay lệch dẫn đến đau, viêm hay thậm chí là thoái hóa khớp gối.
Bên cạnh đó, nếu nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống. Chính vì vậy, nếu bệnh không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra những rắc rối về sau của trẻ.
Do một số thói quen và tư thế không tốt
Ba nguyên nhân trên thực chất chỉ chiếm tỷ lệ khá ít so với lý do này. Hầu hết, phần lớn tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em xảy ra bởi thói quen sinh hoạt thường ngày của bé, chẳng hạn như:
-
- Ngồi cúi gập người chơi game trên điện thoại, máy tính, ipad,… quá nhiều và thường xuyên
- Mang balo, xách cặp quá nặng hoặc chỉ đeo 1 bên vai
- Ngồi học không thẳng lưng, không đúng tư thế dẫn đến cột sống cong vẹo
Triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ
Mức độ cong vẹo cột sống có thể từ nhẹ đến nặng, được đo bằng mức độ cong của cột sống.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em diễn ra ở mức độ nhẹ có thể khó nhận thấy và phải nhìn kỹ ở lưng hoặc khi mức độ cong tăng theo thời gian thì bố mẹ mới phát hiện ra.
Độ cong vừa phải có thể gây ra những thay đổi về tư thế mà bố mẹ có thể nhìn thấy được như:
- Vai nghiêng và không đều với một xương bả vai nhô ra so với vai kia
- Xương sườn một bên nổi rõ hơn bên đối diện
- Vòng eo không đều
- Bất thường trong chiều cao hoặc vị trí của hông
- Một chân nhìn dài hơn chân kia
- Tổng thể ngoại hình cơ thể trẻ nghiêng sang một bên
- Đầu không nằm giữa hai vai
- Trẻ sơ sinh bị vẹo cột sống thường không có triệu chứng đau nào do từ tình trạng dị tật này gây ra.
Cách điều trị chứng cong vẹo cột sống ở trẻ em
Cong vẹo cột sống ở trẻ em không nhất thiết phải can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên, tình trạng cong vẹo sẽ tiến triển hơn và gây ra các vấn đề nghiêm trọng nếu như không có sự điều chỉnh.
Bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp và phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của từng trẻ nhỏ.
Theo các chuyên gia, đối với các tình trạng cong vẹo cột sống từ nhẹ đến vừa thì cột sống có khả năng tự thẳng trở lại khi bé lớn lên.
Mặt khác, trong vài trường hợp nặng hơn hay thậm chí nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định những cách điều trị khác nhau như:
Trị liệu thần kinh cột sống
Hiện nay, ở các nước phát triển thì việc áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống được đánh giá là cách điều trị không xâm lấn nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao đối với nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ xương khớp – cột sống.
Đối với tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em , bác sĩ sẽ dùng tay tác động một lực vừa đủ lên những điểm mất cân bằng. Từ đó, bác sĩ di chuyển các đốt sống bị sai lệch và trở về đúng vị trí vốn có.
Như vậy, cột sống của trẻ nhỏ có thể tiếp tục phát triển bình thường mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.
Chỉnh hình đôi nẹp
Đối với cột sống có độ cong từ 25 độ trở lên thì bác sĩ sẽ cho sử dụng chỉnh hình đôi nẹp. Hiện nay có hai dạng chỉnh hình đôi nẹp:
- Phương pháp Milwaukee: sử dụng một chiếc nẹp cổ cứng để nắn chỉnh lại độ cong bình thường của cột sống ở bất cứ vị trí nào.
- Phương pháp sử dụng khung cố định cột sống ngực thắt lưng cùng: để điều chỉnh các dị tật liên quan đến các đốt sống vùng ngực và phần dưới. Thiết bị được đặt dưới cánh tay vào bao quanh phần xương sườn, hông và lưng dưới.
Phẫu thuật
Phương pháp này là lựa chọn thứ hai và cũng là phương pháp nặng nhất, dành cho những trường hợp cong vẹo cột sống ở trẻ em có độ cong trên 50 độ, không thể điều chỉnh bằng tư thế hay áo nẹp.
Thông thường sẽ mất khoảng 12 tháng để có thể ổn định lại cột sống. Mặc dù những đối tượng phải phẫu thuật sẽ gặp một số khó khăn trong hoạt động thể chất nhưng họ sẽ không cần phải mang nẹp trên người.
Kết quả điều trị phụ thuộc chủ yếu vào mức độ cong của cột sống. Bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ luôn hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình này, thông qua việc giải thích các lựa chọn điều trị và giúp trẻ thích nghi với tình trạng không mấy dễ chịu này.
Sự hỗ trợ từ bố mẹ
Cong vẹo cột sống ở trẻ em tuy không phải là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài cũng như tâm lý của trẻ.
Chính vì thế, việc của những bậc phụ huynh, cha mẹ khi con đang gặp phải tình trạng này là hỗ trợ trẻ, hiểu tâm lý của trẻ để con không cảm thấy tự ti với vẻ ngoài của bản thân mà bỏ dở quá trình điều trị.
Bên cạnh đó, trong các khẩu phần ăn của gia đình nên đặc biệt chú ý tới việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa canxin, vitamin D nhằm có thể đảm bảo rằng xương của trẻ luôn phát triển chắc khỏe.
Ngoài ra, việc luyện tập thể thao đúng cách và có chế độ ăn uống vừa đủ, hợp lý để trẻ phát triển bình thường cũng như tránh được tình trạng béo phì.
Tóm lại, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ nếu phát hiện có gì bất thường thì nên dắt trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị ngay từ ban đầu.