Cây Ba Kích

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Cây Ba Kích là một trong số các vị thuốc Đông y có nhiều công dụng như: Bổ thận tráng dương, tăng cường sức khỏe, trừ phong thấp,… Đây là loài cây thường mọc hoang ở ven rừng, trên đồi hoặc các bãi hoang. 

Để hiểu rõ hơn về loại thảo dược quý này, bạn đọc không nên bỏ qua bài viết mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây nhé!

Tổng quan sơ lược về vị thuốc Ba Kích 

Cây ba kích hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như: ba kích thiên, đan điền âm vũ, dây ruột gà, diệp liễu thảo,… thuộc họ dây leo, có thân thảo mảnh, bề mặt được bao phủ bởi lớp lông mịn và được sử dụng trong y học truyền thống.

Đặc điểm của cây ba kích

Là loại dây leo sống nhiều năm, có thân quấn, màu tím, ở ngọn có cạnh, có lông nhưng về già thì nhẵn. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục thuôn nhọn, có lông ở mép và gân, dài 6-15cm, rộng 2.5-6cm, cuống ngắn. 

dac diem cay ba kich

Hoa nhỏ lúc mới nở có màu trắng, sau có màu vàng, thường tập trung thành tán ở đầu cành và tràng hoa liền ở phía dưới thành ống ngắn. 

Phân bố 

Cây ba kích là một loại cây mọc hoang ở ven rừng, thường được tìm thấy trên đồi rậm và các bãi hoang. Cây này phổ biến nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Hà Tây, Phú Thọ, Bắc Ninh và Bắc Giang. Rễ cây ba kích có thể được đào lấy quanh năm, nhưng tốt nhất nên thu hái vào mùa thu đông. 

Sau khi đào, rễ cần được rửa sạch và loại bỏ rễ con, sau đó phơi khô hoặc sấy nhẹ cho đến khi khô hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại ba kích giả, vì vậy để mua được dược liệu đúng chuẩn, bạn cần chọn một nhà cung cấp uy tín.

Thành phần hóa học

Rễ cây ba kích chứa các hợp chất anthranoid chính như tectoquinon, 1-hydroxyl-2,3-dimethyl-anthraquinon. Ngoài ra, rễ còn chứa thành phần antraglycozid, các hợp chất iridoid như asperulosid và morofficialosid, đường bao gồm fructose, glucose, sucrose và fructo-oligosaccharides, nhựa, acid hữu cơ, phytosterol và ít tinh dầu, morindin. 

Trong đó, rễ cây ba kích tươi còn chứa thành phần dưỡng chất vitamin C, nhưng khi rễ khô thì không còn vitamin C nữa.

Công dụng và liều dùng

Công dụng 

Cây ba kích là vị thảo dược quý hiếm với nhiều công dụng hữu ích. Ba kích có tính ôn, vị cay, ngọt nên rất có lợi về kinh gan, thận cũng như chống viêm, giảm đau, và trị thấp. 

Ngoài ra, cây ba kích cũng thích hợp để hỗ trợ điều trị các bệnh liệt dương, di tinh, dạ con lạnh không có thai, kinh nguyệt không đều, hay lạnh và đau bụng dưới, phong thấp tê đau. 

cong dung cay ba kich

Theo nghiên cứu hiện đại cho thấy, rễ ba kích khô có chứa acid hữu cơ, đường, nhựa, vitamin C và mỡ thực vật,… và một số thành phần khác nên có tác dụng kích thích tố đối với da và hạ huyết áp; làm kích thích tăng trưởng tế bào lympho T ở những người thận hư cũng như thúc đẩy sự chuyển hóa của tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ.

Liều dùng

Sử dụng liều lượng khoảng 3g – 9g mỗi ngày ở dạng sắc nước uống. Để vị thuốc ba kích có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, thường sẽ phối hợp với một số vị thuốc khác.

Vậy ba kích có giúp bổ thận tráng dương không?

Theo sách nghiên cứu hiện đại, rễ ba kích chứa anthraglucozit, chất đường, ít tinh dầu, nhựa, và axit hữu cơ, và rễ tươi còn có vitamin C. Theo tài liệu cổ về ba kích dược liệu, loại cây này có vị cay ngọt, tính hơi ôn và tác động vào kinh thận. Theo Y Học Cổ Truyền, ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, tăng sức mạnh cho gân cốt, và giúp giảm triệu chứng phong thấp.

ba kich bo than trang duong

Do ba kích được biết đến là một loại thảo dược bổ thận tráng dương, thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý nam giới. Vì thế mà vị thuốc này được nhiều người nhắc đến như một biện pháp tăng cường sức khỏe nam giới và thường được sử dụng dưới dạng rượu ngâm.

Tuy nhiên, việc sử dụng ba kích và rượu ngâm ba kích cần phải được thực hiện đúng cách để tránh tác dụng phản lại. Một sai lầm phổ biến khi ngâm rượu ba kích là ngâm cả phần lõi độc bên trong. 

Ngoài ra, nhiều người mua nhầm rượu ba kích kém chất lượng, có chứa các loại thuốc kích dục, dẫn đến những hậu quả khó lường.

Những trường hợp nào không nên sử dụng ba kích

Đối với những người sử dụng, ba kích là một vị thuốc có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, tuy nhiên nó không hẳn có thể phù hợp với tất cả mọi đối tượng người dùng. 

Việc sử dụng ba kích không nên áp dụng đối với những người có chứng âm hư, hỏa vượng hay đại tiện táo bón. Ngoài ra, rượu ba kích không phù hợp với những người mắc các chứng bệnh như:

  • Khó xuất tinh hoặc tinh trùng yếu
  • Bệnh tim mạch
  • Xơ gan
  • Suy thận mạn, các bệnh đường tiêu hóa và mắt. 

doi tuong khong nen su dung ba kich

Và một số trường hợp khác không nên sử dụng rượu ba kích, bao gồm: 

  • Những người có huyết áp thấp vì ba kích có tác dụng hạ huyết áp, do đó nếu bạn tự ý sử dụng có thể gây tai biến do tuột huyết áp đột ngột
  • Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Người bị tiểu buốt, khó tiểu và những người chuẩn bị phẫu thuật

Cây ba kích trong một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả 

Chữa lợi tiểu cho nam giới

bai thuoc ba kich chua loi tieu cho nam

Chuẩn bị:

  • Cần chuẩn bị 200 gram ba kích thiên, tang phiêu tiêu, ích trí nhân và thỏ ty tử. 

Hướng dẫn thực hiện: 

  • Băm nhuyễn tất cả các nguyên liệu và trộn đều với một ít rượu để ướt.
  • Sau đó, tạo thành những viên nhỏ ở kích cỡ tương đương hạt ngô.
  • Dùng khoảng 12 viên nhỏ đóng gói với rượu pha thêm chút muối hoặc uống sau khi sắc thành thang. 

Lưu ý: Không nên dùng quá liều và tốt nhất nên tìm sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Chữa suy nhược cơ thể

Chuẩn bị:

  • Ba kích 150g, hà thủ ô 150g, ngưu tất 150g, lá dâu non 250g, vừng đen 150g (sao thơm), rau má 500g

Cách thực hiện: 

  • Cho tất cả vị thuốc trên tán thành bột mịn và viên thành các viên nhỏ.
  • Uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 8g.

Chữa kinh nguyệt không đều, tử cung lạnh ở nữ giới

bai thuoc ba kich chua tu cung lanh o nu gioi

Chuẩn bị: 

  • Ba kích (120g), Lương khương (20g), Tử kim đằng (640g), Thanh diêm (80g), Nhục quế bỏ vỏ (160g), Ngô thù du (160g).

Cách thực hiện: 

  • Cho tất cả các nguyên liệu trên đều tán thành bột mịn, sau đó trộn đều và sử dụng rượu hồ để tạo thành các viên nhỏ. 
  • Mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 20 viên thuốc cùng với rượu có pha chút muối nhạt.

Chữa liệt dương

Chuẩn bị:

  •  Ba kích, Đỗ trọng, Ích trí nhân, Ngủ vị tử, Ngưu tất, Phục linh, Sơn dược, Sơn thù, Thỏ ty tử, Tục đoạn, Viễn chí, Xà sàng tử (mỗi vị 30 gam) và Nhục thung dung (60 gam). 

Cách thực hiện:

  • Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn, sau đó thêm mật ong và viên thành các viên nhỏ. 
  • Uống khoảng 6 đến 12 viên lúc đói trong một ngày.

Chữa bệnh xương khớp, mỏi gối

Chuẩn bị: 

  • Ba kích 60g, ngưu tất 120g, khương hoạt, quế tâm, ngũ gia bì và can khương (bào) mỗi vị 60g, đỗ trọng bỏ vỏ sao vàng 80g và mật ong 100ml.

Cách thực hiện: 

  • Tán tất cả các nguyên liệu thành bột mịn, trộn với mật ong và viên thành các viên nhỏ.
  • Mỗi lần chỉ nên dùng khoảng 10 viên hoặc pha với chút rượu để uống.

Bổ thận tráng dương, làm đẹp

bai thuoc ba kich bo than trang duong

Chuẩn bị:

  • Ba kích 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g.
  • 3 lít rượu

Cách thực hiện:

  • Xay nhuyễn tất cả các nguyên liệu và ngâm trong 3 lít rượu. 
  • Uống 20ml rượu mỗi lần trước bữa ăn, sáng và tối.

Lưu ý khi sử dụng rượu cây ba kích

Theo Đông y, thường khi sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc Đông y, người ta sẽ không chỉ sử dụng một loại thuốc mà là sử dụng một bài thuốc. Tuy nhiên, nhiều người thường mắc sai lầm phổ biến là ưu tiên chọn đổ ngon, bổ, có hiệu quả cao, đặc biệt là rượu thuốc, và uống quá nhiều dẫn đến quá liều.

luu y khi su dung ruou ba kich

Thuốc ba kích có tính ấm và ôn bổ thận dương, giúp tăng cường sức khỏe gân cốt, cải thiện chức năng sinh lý nam. Tuy nhiên, chỉ uống rượu ba kích để bồi bổ thận dương sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng, nhưng lại có thể dẫn đến suy nhược sinh dục trong tương lai.

Đối với những người bị suy nhược sinh dục, tốt nhất nên tìm đến khoa nam học tại các bệnh viện, phòng khám y học cổ truyền để được tư vấn bài thuốc phù hợp. Việc bồi bổ thận dương cần phải xác định chính xác tình trạng thận âm hay thận dương, và không chỉ tập trung vào việc cải thiện khả năng cương cứng ngắn hạn.

Nhiều người sử dụng rượu thuốc mà không có sự tư vấn của chuyên gia, tự chọn các loại thuốc ngâm rượu với nhau mà không xác định được sự phối hợp hợp lý giữa chúng và sự phù hợp với cơ địa, thể trạng của mình. Điều này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như ngộ độc rượu hoặc quá liều thuốc.

Cây ba kích là loại thảo dược quý hiếm, có tác dụng giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, làm đẹp,… Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng nếu không có sự hướng dẫn và tư vấn từ những người có chuyên môn.