200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

9+ bài thuốc Đông Y chữa vảy nến hiệu quả

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Chữa bệnh vảy nến bằng Đông y là một trong các phương pháp điều trị được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi sự phổ biến, an toàn, và hiệu quả của phương pháp này mang lại. Vậy, có những bài thuốc Đông y chữa vảy nến nào hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Bệnh vảy nến theo quan điểm của Đông Y

Trong Đông y, bệnh vảy nến còn được gọi là chứng tùng bì tiễn, tùng hoa tiễn, ngân tiêu bệnh, chủy phong,… Biểu hiện thường thấy của bệnh là có vẩy trắng như nến, các nốt hồng ban có giới hạn rõ rệt so với vùng da thông thường.

Xem thêm

8 Bác sĩ khám chữa bệnh vảy nến giỏi, uy tín tại TP.HCM và Hà Nội

8 Bệnh Viện Phòng Khám chữa bệnh vảy nến tốt ở TP.HCM và Hà Nội

Bệnh chàm (eczema) là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

Tham khảo 9 bài thuốc Đông Y chữa bệnh vảy nến

Bài thuốc Đông Y chữa vẩy nến theo thể phong nhiệt

Bài thuốc 1 ( Bài thuốc hòe hoa thang gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Hòe hoa 40g
  • Thăng ma 12g
  • Địa phu tử 12g
  • Ké đầu ngựa 12g
  • Tử thảo 12g
  • Sinh địa 40g
  • Thổ phục linh 40g

Thực hiện: Đem sắc uống

Bài thuốc 2 ( Bài thuốc tiêu phong tán gia giảm)

Chuẩn bị:

  • Ngưu bàng 10g
  • Hồng hoa 4.5g
  • Thuyền thoái 6g
  • Đan bì 6g
  • Tri mẫu 6g
  • Hoàng cầm 10g
  • Lăng tiêu hoa 4.5g
  • Sinh địa 6g
  • Phòng phong 6g
  • Khổ sâm 6g
  • Kinh giới 6g

Thực hiện: Đem sắc uống

Bài thuốc Đông Y chữa vẩy nến theo thể phong huyết táo

Bài thuốc 3 (bài thuốc Lương huyết)

Chuẩn bị:

  • Sinh địa 12g
  • Huyền sâm 12g
  • Hỏa ma nhân 12g
  • Ké đầu ngựa 12g
  • Hà thủ ô 12g
  • Kim ngân hoa 12g

Thực hiện: Đem sắc uống, kiên trì sử dụng trong thời gian dài. 

Bài thuốc 4 ( bài Dưỡng huyết nhuận phu ẩm gia giảm)

Chuẩn bị: 

  • Bắc đậu căn 12g
  • Qui đầu 12g
  • Thiên môn 12g
  • Sinh địa 10g
  • Đan bì 12g
  • Bạch tiễn bì 15g
  • Xích thược 10g
  • Tật lê 15g
  • Hà thủ ô 10g
  • Đan sâm 12g
  • Thảo hà xa 15g
  • Thục địa 12g

Thực hiện: Sắc uống 

bai-thuoc-dong-y-chua-vay-nen

Bài thuốc Đông Y chữa bệnh vẩy nến theo thể phong hàn

Bài thuốc 5 ( Bài thuốc Tứ vật ma hoàng thang gia giảm dạng uống)

Chuẩn bị: 

  • Ma hoàng 15g
  • Sa sâm 12g
  • Qui đầu 12g
  • Bạch thược 12g
  • Sinh địa 12g
  • Quế chi 15g

Thực hiện: Sắc các vị thuốc trên, uống kiên trì trong thời gian dài.

Bài thuốc theo thể thấp nhiệt

Bài thuốc 6 (Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm dạng uống)

Chuẩn bị:

  • Thương truật 6g
  • Long đởm thảo 6g
  • Thảo hà xa 15g
  • Trạch tả 10g
  • Hoàng cầm 6g
  • Đan bì 12g
  • Bắc đậu căn 10g
  • Phục linh 6g
  • Khổ sâm 6g
  • Thổ phục linh 15g
  • Tỳ giải 10g

Thực hiện: Đem sắc uống các vị thuốc trên, uống kiên trì trong thời gian dài.

Bài thuốc theo thể huyết nhiệt

Bài thuốc 7 ( Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm dạng uống)

Chuẩn bi: 

  • Đan bì 10g
  • Xích thược 12g
  • Hồ trượng 15g
  • Bắc đậu căn 10g
  • Đại thanh diệp 10g
  • Qui vĩ 12g
  • Ngân hoa 15g
  • Tử thảo 10g
  • Hòe hoa 12g
  • Sinh địa 12g

Thực hiện: Sắc thuốc uống

Bài thuốc 8 ( Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm dạng uống)

Chuẩn bi: 

  • Đan bì 10g
  • Xích thược 12g
  • Hồ trượng 15g
  • Bắc đậu căn 10g
  • Đại thanh diệp 10g
  • Qui vĩ 12g
  • Ngân hoa 15g
  • Tử thảo 10g
  • Hòe hoa 12g
  • Sinh địa 12g

Thực hiện: Sắc thuốc uống

Bài thuốc theo thể huyết ứ

Bài thuốc 9 ( Bài thuốc theo thể huyết ứ dạng uống)

Chuẩn bị: 

  • Trần bì 10g
  • Đan sâm 15g
  • Xích thược 6g
  • Hương phụ 10g
  • Ô xà 6g
  • Thanh bì 10g
  • Nga truật 6g
  • Hoạt huyết đằng 15g
  • Lăng tiêu hoa 6g
  • Hoàng kỳ 10g
  • Thỏ ti tử 6g
  • Trạch lan 15g
  • Tam lăng 6g
  • Tây thảo 15g

Thực hiện: Sắc thuốc uống

Bài thuốc theo thể huyết hư

Bài thuốc số 10

Chuẩn bị: 

  • Kê huyết đằng 12g
  • Hoàng kỳ 12g
  • Mạch môn 12g
  • Bạch thược 12g
  • Qui đầu 12g
  • Bạch chỉ 6g
  • Ma nhân 10g
  • Tật lê 6g
  • Huyền sâm 12g
  • Đẳng sâm 12g
  • Bạch tiễn bì 15g
  • Thục địa 15g

Thực hiện: Sắc thuốc, uống. 

Bài thuốc 11 (Bài thuốc theo thể mạch xung nhân không điều hòa)

Chuẩn bị: 

  • Dâm dương hoắc 12g
  • Tiên mao 6g
  • Nữ trinh tử 15g
  • Sinh địa 12g
  • Tri mẫu 12g
  • Qui đầu 12g
  • Thỏ ti tử 12g
  • Hoàng bá 6g
  • Hạn niên thảo 15g
  • Thục địa 12g

Thực hiện: Đem sắc rồi sử dụng thuốc uống trong thời gian dài dưới chỉ dẫn bác sĩ. 

So sánh ưu nhược điểm chữa bệnh vảy nến bằng Đông Y và Tây Y

Ưu điểm Nhược điểm 
Đông Y –  An toàn với người bệnh sử dụng thuốc

– Kết hợp điều trị và phục hồi trong thời gian dài, ngăn ngừa bệnh tái phát

– Chi phí điều trị thấp, phù hợp với nhiều điều kiện bệnh nhân

– Tác dụng chậm, cần sử dụng trong thời gian dài mới thấy kết quả. 

– Có tác dụng tốt nhất ở những giai đoạn đầu của bệnh

– Phải chọn các địa chỉ thăm khám uy tín và các bác sĩ kê đơn đảm bảo. 

Tây Y – Có tác dụng tức thời ngay khi mới dùng thuốc

– Giảm đau, viêm nhiễm da

– Thuốc có tác dụng tạm thời, không có hiệu quả lâu dài

– Không điều trị triệt để bệnh

– Chức năng tiêu hóa và tuần hoàn ảnh hưởng sau thời gian dài sử dụng thuốc, làm suy giảm chức năng gan, thận. 

Lưu ý quan trọng

Hầu hết các bài thuốc Đông y đều khá an toàn, phù hợp với người Việt Nam. Tuy nhiên để áp dụng bài thuốc phù hợp, có tác dụng đến sức khoẻ, cần thăm khám ý kiến bác sĩ trước, bên cạnh đó việc tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ giúp hạn chế những rủi ro không đáng có

Tên cá loại dược liệu trong Đông y thường không đồng nhất, vì vậy khi mua sử dụng, bạn nên lưu ý hơn để lựa chọn đúng nguyên liệu thuốc.

Để các bài thuốc có hiệu quả, cần kiên trì sử dụng đều đặn trong 6 tháng. 

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh nên điều chỉnh thêm cả chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm để cải thiện tình trạng bệnh như rau xanh, hoa quả hoặc các loại hạt…

Khi có triệu chứng dị ứng hoặc quá mẫn với thuốc điều trị bệnh, người cần ngừng sử dụng để tránh tình trạng kích ứng da, tiêu chảy, đau bụng, và hỏi ngay ý kiến bác sĩ

Những bài thuốc điều trị bệnh bạch biến theo Đông y thường có chi phí thấp hơn các bài thuốc Tây y và khá an toàn. Tuy nhiên tính đặc hiệu của phương pháp này thường không cao bằng thuốc Tây y, vì vậy khi áp dụng phương pháp này, bạn nên kiên trì sử dụng đều đặn, trong một thời gian dài. 

Lời kết

Trên đây là top 9+ bài thuốc Đông Y chữa bệnh vảy nến phổ biến và hiệu quả nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, người bệnh khi có triệu chứng hoặc chẩn đoán bị vảy nến, cần có chỉ định của bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh phù hợp. 

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top