200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh chàm (eczema) là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Bệnh chàm (eczema) là một bệnh da liễu rất phổ biến, gây đỏ, khô, ngứa và kích ứng da. Tình trạng bệnh này nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

bệnh chàm
Bệnh chàm là bệnh gì

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Vậy triệu chứng, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa của bệnh chàm là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Bệnh chàm (eczema) là gì?

Bệnh chàm là một nhóm các tình trạng khiến da bị viêm hoặc kích ứng, phổ biến nhất là viêm da dị ứng hoặc chàm thể tạng. Bệnh chàm tổ đỉa ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và 3 % người lớn tại Hoa Kỳ. Hầu hết trẻ em đều mắc căn bệnh này trước 10 tuổi, một số khác thường gặp triệu chứng này suốt cả đời. 

bệnh chàm (eczema) là gì
Bệnh chàm (eczema) là gì?

>> Xem thêm:

Top 5 các bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng Đông Y cực kì hiệu quả

10+ Mẹo chữa nổi mề đay trong dân gian

Top 5 Bác sĩ chữa bệnh mề đay giỏi tại TP.HCM

Triệu chứng của bệnh chàm

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh chàm là ngứa, phát ban và khô da. Những dấu hiệu này cho thấy bạn đã tiếp xúc với các tác nhân môi trường khiến cho các triệu chứng của bạn bắt đầu bùng phát. Việc xác định được tác nhân gây ra bệnh để phòng tránh sẽ làm giảm nguy cơ bùng phát bệnh trong tương lai của bạn.

Phát ban chàm trông như thế nào?

Bệnh chàm trông có thể khác nhau với tuỳ từng đối tượng. Nếu bạn có làn da sẫm màu, vết phát ban chàm có thể có màu nâu, tím hoặc xám. Nếu bạn có nước da trắng sáng, vết phát ban có thể có màu đỏ, hồng hoặc tím.

Các triệu chứng xuất hiện ở đâu trên cơ thể

Các triệu chứng của bệnh chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da bạn. Những vị trí phổ biến thường xuất hiện bệnh chàm gồm: tay, cổ, đầu gối, mắt cá chân, đùi, má, xung quanh tai, môi,…

Mặc dù ít phổ biến hơn những bệnh chàm cũng có thể xảy ra ở các vị trí như: ngực, núm vú, nếp gấp da gần âm đạo, dương vật,…

triệu chứng bệnh chàm
Triệu chứng của bệnh chàm mà bạn nên nắm rõ

Phát chàm thì có đau không?

Bệnh chàm thường không gây đau đớn. Nếu gãi, bạn có thể làm vỡ bề mặt da và tạo ra vết loét, đây có thể là nguyên nhân gây đau. Một số loại chàm như viêm da tiếp xúc sẽ gây cảm giác nóng rát và khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Chưa có nghiên cứu chính xác nào về nguyên nhân chính gây ra bệnh chàm. Tuy nhiên, những yếu tố có thể gây phát sinh bệnh bao gồm:

  • Phản ứng của hệ thống miễn dịch với dị nguyên gây dị ứng
  • Các vấn đề về hàng rào bảo vệ da khiến độ ẩm không thoát ra ngoài và vi khuẩn xâm nhập vào da
  • Gia đình có người có tiền sử mắc các bệnh dị ứng hoặc hen suyễn khác
  • Thiếu hụt filaggrin (một loại protein tham gia vào cấu tạo hàng rào bảo vệ da) có thể khiến da bị khô và ngứa hơn
nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Bên cạnh đó, cũng có một số người gặp phải tình trạng phát ban ngứa do cơ thể phản ứng với những yếu tố như:

  • Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Trang phục, khăn trải giường, vỏ gối vải thô ráp
  • Tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, các chất tẩy rửa
  • Lông động vật
  • Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh
  • Căng thẳng

Các loại bệnh chàm thường gặp

Bệnh chàm được chia thành nhiều loại với các biểu hiện khá giống nhau, cụ thể như sau:

Viêm da dị ứng

Đây là tình trạng phổ biến của bệnh chàm, ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm người trưởng thành. Viêm da dị ứng cũng có liên quan đến các rối loạn dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen suyễn,…

Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng

Viêm da tiếp xúc

Tình trạng này xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gì đó gây phát ban. Chất đó có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng tùy theo cơ địa của từng người.

Bệnh tổ đỉa

Đây là dạng bệnh chàm ít phổ biến nhưng lại khó khăn trong điều trị. Bệnh xuất hiện các mụn nước nhỏ li ti ở lòng bàn tay, rìa ngón tay, rìa bàn tay, lòng bàn chân,… Nguyên nhân có thể đến từ tình trạng đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với chất kích thích như kim loại.

bệnh tổ đỉa
Bệnh tổ đỉa

Viêm da thần kinh

Loại chàm này có thể gây ra một hoặc hai mảng ngứa dữ dội, thừa ở cánh tay, chân hoặc gáy. Thông thường, phụ nữ từ 30 – 50 tuổi có nguy cơ mắc viêm da thần kinh cao hơn những người khác. 

Chàm đồng xu 

Đây là một dạng bệnh chàm phổ biến, đặc trưng là các mụn nước li ti tập trung thành đám hình tròn, gây ngứa nhiều. Chàm đồng xu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Chàm đồng xu được chia thành 2 thể là thể ướt và thể khô. 

bệnh chàm đồng xu
Bệnh chàm đồng xu

Chàm nhiễm trùng

Nguyên nhân gây bệnh chàm này thường đến từ các yếu tố như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đa dạng: mụn nước lan toả, phát ban, hồng ban, tổn thương vảy nến,…

Chàm bàn tay

Chàm bàn tay là bệnh lý viêm da giới hạn ở bàn tay, thường gặp ở người lớn với tỷ lệ khoảng 10%. 

Viêm da tiết bã nhờn

Tình trạng này xảy ra tại những vùng cơ thể có nhiều tuyến dầu, khi xuất hiện trên da dầu được gọi là gàu.

viêm da tiết bã nhờn
Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da ứ đọng 

Bệnh này thường xuất hiện ở những người có hệ tuần hoàn máu kém, nổi chàm ở vùng cẳng chân. Không giống các loại bệnh chàm khác, tình trạng viêm của bệnh không liên quan đến các gen. 

Đối tượng dễ mắc bệnh chàm?

Bệnh chàm có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào. Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện từ thời thơ ấu và kéo dài đến tuổi trưởng thành. Một số trường hợp nếu gia đình bạn có tiền sử mắc các bệnh như viêm da, dị ứng, hen suyễn,… thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn. 

Điều trị bệnh chàm theo phương pháp Đông y và Tây y

Đông y

Trong Đông y, chàm là loại bệnh lý có căn nguyên từ nhiệt, thấp và phong từ bên ngoài thâm nhập vào cơ thể. Ở giai đoạn cấp, bệnh khởi phát ồ ạt, đột ngột với các triệu chứng rất dễ nhận biết.

Chữa bệnh chàm theo phương pháp Đông y tại YHCT Saigon

Đông y sẽ dựa vào căn nguyên và các biểu hiện lâm sàng để chia chứng thấp chẩn thành 4 thể bệnh chính, gồm: tỳ hư thấp trệ (mãn tính), thể tỳ hư huyết táo, thấp nhiệt (cấp tính) và thể phong nhiệt. Tuỳ vào từng thể bệnh mà phương pháp luận trị sẽ có sự khác biệt rõ rệt để tác động trực tiếp vào căn nguyên của bệnh, từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. 

điều trị bệnh chàm bằng đông y
Điều trị bệnh chàm bằng đông y

Bài viết liên quan:

9 Bệnh Viện Phòng Khám chữa bệnh chàm tốt ở TP.HCM và Hà Nội

8 Bác sĩ chữa bệnh chàm tốt ở TP.HCM và Hà Nội

10 phòng khám da liễu tốt nhất tại TP.HCM

Tây y

Các loại thuốc bôi dạng kem hoặc dạng mỡ, thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh được áp dụng vào điều trị bệnh chàm trong Tây y. Bên cạnh đó, phương pháp này còn tích hợp các loại vitamin để hỗ trợ tối đa vào quá trình giảm ngứa và chống viêm, ngăn ngừa quá trình lây lan của bệnh chàm. 

Kem dưỡng ẩm điều trị bệnh chàm

Có một số lưu ý để bạn lựa chọn kem dưỡng ẩm điều trị bệnh chàm như sau:

  • Chọn các sản phẩm không gây dị ứng, không có mùi thơm và thuốc nhuộm, không bao gồm chất bảo quản
  • Các sản phẩm nhẹ nhàng dành cho da nhạy cảm
  • Chọn sản phẩm chứa dầu khoáng hoặc thạch dầu mỏ
  • Các sản phẩm có chứa ceramide và lipid để cải thiện hàng rào bảo vệ da

Có thể bạn sẽ phải sử dụng một số sản phẩm khác nhau để tìm được sản phẩm kem dưỡng ẩm phù hợp. Nếu cần trợ giúp, hãy nói với bác sĩ da liễu thăm khám da cho bạn để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. 

So sánh ưu nhược điểm của cả 2 phương pháp đông y và tây y

Đông y Tây y
Ưu điểm Các bài thuốc Đông y dân gian với nguyên liệu từ thiên nhiên lành tính hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả, an toàn với sức khoẻ của mọi lứa tuổi Các dạng thuốc bôi, thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau giúp giảm ngứa, chống viêm nhiễm, ngăn chặn quá trình lây lan của bệnh chàm
Nhược điểm Cần kiên trì, thời gian sử dụng lâu, quá trình thực hiện kỳ công, quá trình phục hồi bệnh từ từ nên không thể nóng vội Có khả năng để lại biến chứng nguy hiểm của người bệnh nếu sử dụng sai cách.

Tỷ lệ điều trị tận gốc bệnh chàm không cao

CHẨN BỆNH VÀ XÉT NGHIỆM

Bệnh chàm được chẩn đoán như thế nào?

Sau khi khám sức khỏe lâm sàng, các bác sĩ sẽ xem xét kỹ làn da của bạn. Các triệu chứng của bệnh chàm có thể giống và khác nhau tùy loại bệnh và cơ địa của từng người. Do đó các bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm và đặt các câu hỏi để loại trừ tình trạng bệnh khác và xác nhận chẩn đoán cho bạn. 

bệnh chàm chẩn đoán như thế nào
Bệnh chàm chẩn đoán như thế nào?

Xét nghiệm bệnh chàm

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm để tìm ra dị nguyên gây kích ứng hoặc tác nhân gây bệnh. Trong đó, các xét nghiệm bệnh chàm sẽ gồm:

  • Thử nghiệm dị ứng
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nguyên nhân phát ban, xem bệnh đã ăn vào máu hay chưa
  • Sinh thiết da để phân biệt với các loại viêm da khác

Sau khi làm các xét nghiệm trên xong, dựa trên kết quả ghi nhận, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

Cách phòng ngừa bệnh chàm

Làm thế nào để tránh bệnh chàm?

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn ngăn ngừa và phòng tránh bệnh chàm bùng phát:

  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho da
  • Tránh thay đổi độ ẩm hoặc nhiệt độ đột ngột
  • Duy trì không khí mát mẻ để cơ thể không đổ mồ hôi quá nhiều để giảm ngứa
  • Kiểm soát sự căng thẳng, duy trì tinh thần thoải mái, thư giãn, tập thể dục thường xuyên
  • Hạn chế mặc các trang phục bằng các chất liệu dễ xước như vải bố, len,…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, các chất tẩy rửa hoặc dung môi mạnh
làm sao để tránh được bệnh chàm
Làm sao để tránh được bệnh chàm ?
  • Chú ý và hạn chế dùng các loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng bệnh
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng
  • Đối với trẻ em có khả năng bị chàm do tiền sử gia đình, hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu hoặc lâu hơn nếu có thể. Các bác sĩ khuyên rằng tốt nhất là cho trẻ bú mẹ từ 6 tháng đến 1 năm cho đến khi trẻ làm quen với thức ăn đặc. Trẻ cũng cần được bảo vệ khỏi các tác nhân gây dị ứng tiềm ẩn như nấm mốc, lông động vật,…

Câu hỏi thường gặp về bệnh chàm

Bệnh chàm có lây không?

Câu trả lời là không. Bạn không thể lây hoặc truyền nhiễm bệnh chàm từ người khác. Người mắc bệnh chàm cũng không đồng nghĩa là da của họ bị nhiễm trùng và có thể lây bệnh cho người khác. Mặc dù bệnh chàm có xu hướng di truyền nhưng nó cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. 

Bệnh chàm có nguy hiểm không?

Bệnh chàm làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của con người. Tình trạng bệnh kéo dài nhiều năm có thể là nguyên nhân làm các bệnh khác phát sinh như:

  • Dị ứng: Trẻ em bị chàm thường xuất hiện tình trạng dị ứng theo một chuỗi. Tình trạng này có thể kéo dài nhiều năm, một số có thể tự khỏi khi tuổi tác lớn hơn. Người bị viêm da dị ứng có nguy cơ bị nhiễm trùng da do vi khuẩn, virus và nấm.
  • Bệnh tim và bệnh tự miễn: Bệnh chàm ở người lớn có liên quan đến các bệnh mãn tính khác như huyết áp cao, đái tháo đường, béo phì, bệnh tự miễn và bệnh tim.
  • Nhiễm trùng: Người lớn bị bệnh chàm có tỷ lệ nhiễm trùng nghiêm trọng bao gồm nhiễm trùng da, hệ thống, đường hô hấp cao hơn so với người không bị bệnh.
  • Bệnh về mắt: Người lớn bị bệnh chàm có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến mắt như viêm giác mạc, viêm kết mạc, dày sừng,…
  • Tâm thần kinh: Trẻ em bị chàm có thể bị mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, trầm cảm, lo âu, rối loạn hành vi,… Người lớn mắc bệnh có nguy cơ bị trầm cảm hoặc lo lắng cao gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. 

Bệnh chàm có lây không?

Tỷ lệ lây nhiễm của bệnh chàm từ người sang người còn ở mức khá thấp, do đó có thể nói rằng bệnh chàm không nguy hiểm. Về cơ bản thì bệnh không gây biến chứng nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người mà chỉ ảnh hưởng đến mức độ thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh mà thôi. 

Bệnh chàm có thể chữa khỏi không

Bệnh chàm (eczema) không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể kiểm soát được bệnh. Việc điều trị nhằm mục đích giảm các cơn ngứa, các mảng vảy, tình trạng khô nứt da,…; nặng hơn là tình trạng bội nhiễm và giảm thiểu các cơn tái phát cấp tính của bệnh.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về bệnh chàm (eczema) mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu có những dấu hiệu mắc bệnh thì bạn hãy tìm đến ngay các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để nhận được sự điều trị từ các bác sĩ. Chúc các bạn luôn khoẻ mạnh và tự tin để thành công trong cuộc sống!

Nguồn tham khảo uy tín: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/atopic-dermatitis-eczema/symptoms-causes/syc-20353273

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top