200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh liệt nửa người là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Liệt nửa người là tình trạng bệnh phổ biến hiện nay, dù là ai cũng không nên chủ quan mà phải tìm hiểu về bệnh để phát hiện bệnh sớm nhất.

Vậy bệnh liệt nửa người là gì? Các nguyên nhân và triệu chứng bệnh ra sao? Hãy cùng CCRD tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Xem thêm

CHÂM CỨU CHỮA LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7

CHỮA LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 BẰNG DIỆN CHẨN

6 BÁC SĨ CHỮA LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 GIỎI VÀ UY TÍN TẠI TP.HCM

TỔNG QUAN

Sau đây là những thông tin chi tiết giải đáp những thắc mắc về bệnh liệt nửa người mà bạn có thể tham khảo.

1. Bệnh liệt nửa người là gì?

bệnh liệt nửa người

Liệt nửa người là tình trạng suy yếu ở một bên cơ thể, liệt nửa người bên phải hay bên trái phụ thuộc vào vùng não bị tổn thương khi đột quỵ hoặc nguyên nhân khác. Nếu khi đột quỵ gây tổn thương ở não phải sẽ gây ra liệt nửa người bên trái và ngược lại. Bên người bị liệt sẽ có cử động yếu thậm chí là không thể cử động.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh liệt nửa người

Dấu hiệu nhận biết bệnh liệt nửa người đó là một bên cơ thể người bệnh bị suy yếu so với bên còn lại hoặc thậm chỉ là không thể cử động.

TRIỆU CHỨNG & NGUYÊN NHÂN

Tìm hiểu về triệu chứng của bệnh liệt nửa người và những nguyên nhân gây bệnh để phát hiện sớm và kịp thời chữa trị.

1. Các triệu chứng của bệnh liệt nửa người

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh liệt nửa người bao gồm:

  • Cơ bị yếu hoặc bị cứng ở một bên cơ thể;
  • Tê ngứa hoặc bị mất cảm giác hoàn toàn ở một bên cơ thể;
  • Khả năng vận động kém;
  •  Việc đi lại, hoạt động gặp khó khăn;
  • Mất khả năng giữ thăng bằng;
  • Khó khăn cầm nắm đồ vật hoặc thậm chí là không còn khả năng cầm nắm.

Các triệu chứng liệt nửa người do các tổn thương não có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Giảm trí nhớ;
  • Co giật;
  • Mất tập trung;
  • Thay đổi hành vi.

2. Nguyên nhân gây bệnh liệt nửa người

Sau đây là những nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh liệt nửa người:

  • Liệt nửa người do đột quỵ  là nguyên nhân phổ biến nhất. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào kích thước và vị trí đột quỵ. 
  • Đối với tình trạng đột quỵ ở trong bụng mẹ là nguyên nhân phổ biến gây liệt nửa người ở trẻ.
  • Liệt nửa người do nhiễm trùng não gây tổn thương vĩnh viễn cho vỏ não. Đa số nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, đôi khi cũng có thể do vi rút hoặc nấm.
  • Liệt nửa người do chấn thương não có thể gây tổn thương não vĩnh viễn. Nếu chấn thương ảnh hưởng đến một bên não có thể dẫn đến liệt nửa người. 
  • Liệt nửa người do di truyền, tình trạng này xuất hiện là do đột biến gen ATP1A3 gây ra triệu chứng liệt nửa người tạm thời.
  • Liệt nửa người do u não, tình trạng liệt có thể xấu hơn nếu khối u phát triển.

Ngoài ra có một số nguyên nhân khác có thể gây liệt nửa người như:

  • Mắc bệnh phá hủy vỏ bọc xung quanh tế bào thần kinh
  • Mạch biến chứng do nhiễm virus hoặc vi khuẩn
  • Bị bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt (poliovirus)
  • Rối loạn tế bào thần kinh vận động ở tủy sống, vỏ não và thân não.

3. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bệnh nào ở trên, hãy gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và đưa ra những chẩn đoán chính xác. Từ đó đưa ra giải pháp điều trị sớm nhất giúp cải thiện tình trạng bệnh tối đa.

CHẨN BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

Có những phương pháp chẩn bệnh nào và cách điều trị liệt nửa người ra sao? Dưới đây là những thông tin chi tiết cho bạn.

1. Các biện pháp chẩn bệnh liệt nửa người

Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử, thực hiện khám lâm sàng và các xét nghiệm hỗ trợ để chẩn đoán tình trạng yếu cơ, từ đó tìm ra vị trí tổn thương để đưa ra hướng điều trị.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng cũng được thực hiện xác định nguyên nhân gây bệnh gồm có:

  • Xét nghiệm công thức máu
  • Sinh hóa máu
  • Chụp CT sọ não
  • Chụp MRI sọ não
  • Điện não đồ EEG

2. Những phương pháp điều trị bệnh liệt nửa người

Đông y

Phương pháp đông y chữa liệt nửa người phải kể đến đó là:

  • Vật lý trị liệu: Giúp cho vùng não xung quanh nơi tổn thương có thể hoạt động, giúp kiểm soát các cử động và hỗ trợ bên cơ thể còn lại không bị liệt.
  • Châm cứu: Giúp phục hồi vận động nhanh thông qua việc kích thích vào cơ liệt.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Giúp điều hòa khí huyết vùng cơ thể bị yếu, liệt.

Tây Y

Các phương pháp tây y phổ biến gồm:

  • Sử dụng thuốc: 

Thuốc hạ áp và giảm cholesterol cho người bị liệt nửa người do đột quỵ và người có nguy cơ tái phát bệnh. 

Thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch giúp chống viêm não.

Thuốc kháng đông giúp giảm tắc nghẽn mạch máu và nguy cơ đột quỵ. 

  • Phẫu thuật: Giúp giải quyết tình trạng phù não, các vấn đề thứ phát, co cơ tự phát, tổn thương dây chằng hoặc gân bên ở đối diện.

So sánh ưu – nhược điểm của 2 phương pháp điều trị bệnh liệt nửa người

Đông y Tây y
Ưu điểm
  • Hiệu quả điều trị lâu dài
  • An toàn và lành tính
  • Ít gây ra tác dụng phụ
  • Điều trị bệnh nhanh
  • Thuốc dễ sử dụng
Nhược điểm
  • Người bệnh phải kiên trì thực hiện vì thời gian điều trị bệnh khá lâu 
  • Chỉ có tác dụng tạm thời
  • Dễ gây tác dụng phụ

PHÒNG BỆNH LIỆT NỬA NGƯỜI

Để phòng bệnh liệt nửa người, cần lưu ý những điều sau đây:

  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hạn chế sử dụng các chất kích thích.
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khoẻ và phòng chống bệnh tật
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh liệt nửa người

Lời kết

Bệnh liệt nửa người có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, khi phát hiện bất kỳ một dấu hiệu bệnh nào, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Hy vọng những chia sẻ của bài viết sẽ giúp bạn có những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khoẻ cho mình và người thân.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top