Bệnh quai bị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Điều đáng lo ngại hơn là hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi liệu bệnh quai bị có lây không, cũng như là cách phòng ngừa bệnh nhé.
Xem thêm:
Tổng hợp kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian
Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm thế nào? Có thể chữa khỏi không?
10 Địa chỉ khám chữa liệt dây thần kinh số 7 uy tín tại TPHCM và Hà Nội
Bị méo miệng khám chữa ở đâu tại TP. HCM và Hà Nội?
Bệnh quai bị có lây không?
Bệnh quai bị là một loại bệnh nhiễm trùng tuyến nước bọt với khả năng lây truyền cao. Virus này tồn tại trong dịch tiết hầu họng của người bị bệnh và thường lây lan chủ yếu qua đường hô hấp trong các tình huống sau:
- Khi ho, hắt hơi, hay sổ mũi.
- Trong quá trình trò chuyện.
- Khi sử dụng chung đồ dùng với người bệnh, chẳng hạn như bát đũa, bàn chải đánh răng, cốc súc miệng, và các vật dụng sinh hoạt khác.
- Khi ăn chung đồ ăn hoặc uống chung nước.
- Khi tiếp xúc gần nhau, bao gồm việc nắm tay, hôn, và các hình thức tiếp xúc thân mật khác.
- Khi lây truyền gián tiếp qua các bề mặt công cộng như nắm đấm cửa, tay vịn cầu thang, và các nơi mà người bệnh đã tiếp xúc và lây truyền virus quai bị.
- Ngay cả trong giai đoạn ủ bệnh, trước khi sưng tuyến mang tai xuất hiện (khoảng một tuần), bệnh nhân có thể lây nhiễm mầm bệnh cho người khác mà không có triệu chứng hoặc biểu hiện rõ ràng. Lây nhiễm có thể tiếp tục trong 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai xuất hiện. Thời điểm lây truyền mạnh nhất là khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai xuất hiện.
Bệnh quai bị lây qua đường nào?
Bệnh quai bị có thể lây qua đường hô hấp, khi virus được chứa trong hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra không khí khi ho, hắt hơi, khạc nhổ, hoặc nói chuyện.
Người khỏe mạnh có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với hạt nước bọt hoặc dịch hô hấp qua đồ dùng nhiễm bệnh do người bị quai bị thải ra. Nước bọt chứa virus sống có kích thước nhỏ (từ 5 – 100 mm) có thể phát tán trong phạm vi 1,5 mét. Trong khi những hạt nhỏ hơn, dạng khí dung (dưới 5 mm) có thể tồn tại trong không khí trong nhiều giờ, đặc biệt trong không gian kín, và có thể phát tán xa hơn khi gặp gió.
Do đó, nguy cơ lây nhiễm bệnh quai bị có thể xảy ra khi người ta tiếp xúc với nước bọt hoặc chất nhầy từ miệng, mũi hoặc cổ họng của người bị bệnh. Các hình thức lây truyền bao gồm:
- Hắt hơi hoặc ho;
- Sử dụng chung dao kéo và đĩa với người bị nhiễm bệnh;
- Chia sẻ đồ ăn và thức uống với người bị nhiễm bệnh;
- Hôn nhau;
- Chạm vào mũi hoặc miệng của người bị nhiễm bệnh và sau đó chuyển virus lên bề mặt mà người khác có thể tiếp xúc, như uống chung ly nước.
Thời gian dễ lây nhiễm bệnh quai bị
Ở Việt Nam, bệnh quai bị có thể lây nhiễm quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa thu – đông do khí hậu mát, lạnh và khô hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự lan truyền của bệnh.
Virus quai bị có thể được tìm thấy trong nước bọt của bệnh nhân trước khi có các triệu chứng như sốt và viêm tuyến nước bọt trong khoảng 3-5 ngày, và tiếp tục tồn tại sau khi xuất hiện các triệu chứng trong khoảng 7-10 ngày. Giai đoạn này là giai đoạn lây truyền mạnh nhất, kéo dài khoảng 1 tuần xung quanh ngày xuất hiện triệu chứng. Virus cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu của bệnh nhân trong vòng 2 tuần.
Đáng chú ý, bệnh quai bị có thể lây truyền trước khi tuyến nước bọt sưng và kéo dài đến 5 ngày sau khi bắt đầu sưng. Do đó, người bệnh cần tránh tiếp xúc với người khác ít nhất 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng sưng tuyến nước bọt, nhằm giảm nguy cơ lây bệnh.
Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, có tới 25% người bị nhiễm virus quai bị không có triệu chứng rõ rệt, nhưng vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm cho những người xung quanh mà không hề hay biết.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh quai bị?
Mọi người chưa được miễn dịch đều có khả năng nhiễm virus và mắc bệnh quai bị. Nhóm người có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là trẻ em từ 6 tháng tuổi trở đi, sau khi hết miễn dịch tự nhiên từ người mẹ.
Vì quai bị lây qua đường hô hấp, do đó, dịch bệnh thường xuất hiện trong nhóm trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục như nhà trẻ, trường học, ký túc xác và khu tập thể. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn so với nữ giới.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị
Để phòng ngừa bệnh quai bị, có những điều sau cần được lưu ý:
- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong nhà ở và trường học.
- Khuyến nghị trẻ em đeo khẩu trang để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
- Trong trường hợp trẻ có biểu hiện bị bệnh, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm nhất có thể.
- Nếu mắc bệnh quai bị, nên nghỉ ngơi tại nhà và tốt nhất là cách ly với mọi người trong khoảng 10 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng để giảm khả năng lây nhiễm. Trong trường hợp cần tiếp xúc với người khác, hãy đeo khẩu trang.
- Vắc-xin là biện pháp phòng ngừa tốt nhất hiện nay. Trẻ từ 12 tháng tuổi có thể tiêm vắc-xin để tạo miễn dịch dài hạn hoặc suốt đời. Ngoài ra, nếu tiếp xúc với người bị bệnh, cần tiêm vắc-xin để tránh nhiễm bệnh.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn cũng đã có câu trả lời về vấn đề bệnh quai bị có lây không và lây qua đường nào, cũng như cách phòng ngừa bệnh. Hy vọng những ai đang gặp phải tình trạng này sẽ mau chóng tìm đến ngay cơ sở y tế uy tín và phù hợp để được điều trị kịp thời.