4 Kinh nghiệm và Bài Thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y hiệu quả, an toàn

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý thường gặp ở hơn 35% người trưởng thành do tính chất công việc thường xuyên đứng lâu hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng khó chịu nếu để lâu không điều trị như lở loét, tê bì, đau nhức, chuột rút,…

Ngày nay, thay vì sử dụng phương pháp Tây y để chữa bệnh, nhiều người lựa chọn phương pháp Đông y do lành tính và an toàn. Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y có thực sự hiệu quả không và đâu là bài thuốc hay nên dùng? Cùng CCRD tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

Suy giãn tĩnh mạch chân là bệnh gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng trào ngược máu trong tĩnh mạch khiến các tĩnh mạch bị sưng phồng, từ đó làm giảm chức năng chi dưới, khiến hoạt động đưa máu về tim trở nên khó khăn hơn. Biểu hiện của bệnh là các đường gân màu xanh tại các vị trí chân bị giãn phòng to và ngoằn ngoèo. Ban đầu bệnh chỉ gây đau mỏi thông thường, tuy nhiên khi bệnh tiến triển có thể gây biến chuyển xấu nhu phát ban, loét da,…

Bệnh phần lớn thường gặp nhất ở phụ nữ hoặc với những người thường xuyên đứng lâu hoặc phải làm việc 1 chỗ. Các triệu chứng khác thường gặp như chuột rút, nặng chân, nhức chân, tê bì chân,…

Xem thêm 10 ĐỊA CHỈ CHỮA SUY GIÃN TĨNH MẠCH UY TÍN Ở TPHCM VÀ HÀ NỘI

Tham khảo 8 bệnh viện, phòng khám xương khớp tốt nhất TP.HCM bạn nên biết

Phòng khám Đông y TPHCM và Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua

Theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch thường do rất nhiều nguyên nhân như: đặc thù công việc phải đứng lâu hay ngồi nhiều, dư thừa cân nặng, ít vận động và hoạt động thể chất, thường xuyên đi giày cao gót, cũng có thể do tiền sử gia đình…

Điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y có hiệu quả không?

Ngày nay, nhiều người thường lựa chọn điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y do tin tưởng vào độ lành tính và an toàn từ các thảo dược, các bài thuốc Đông y thường không gây tác dụng phụ nên vô cùng an toàn cho người dùng.

Theo Đông y, suy giãn tĩnh mạch hay còn gọi là chứng thanh xà độc, do nhìn bên ngoài các khối tĩnh mạch bị giãn ở bắp chân ngoằn nghèo giống như con rắn xanh. Bệnh sinh ra do huyết ứ, khí trệ, máu huyết kém lưu thông.

Dựa trên nguồn gốc bệnh, Đông y có các bài thuốc và thảo dược hướng đến điều trị bệnh từ bên trong. Các bài thuốc Đông y có tác dụng hoạt huyết, lưu thông khí huyết, trục huyết ứ, thông kinh, lợi thấp, chống viêm, giảm đau, thanh nhiệt lương huyết, bổ âm bổ huyết và làm chắc thành mạch hiệu quả.

chua suy giãn tinh mach bang dong y

Các bài thuốc chữa suy giãn tĩnh mạch bằng đông y hiệu quả

Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng cà chua

Cà chua còn được biết đến với công dụng chữa suy giãn tĩnh mạch rất hữu hiệu. Trong cà chua có chứa flavonoids – chất có tác dụng làm mạnh và vững chắc thành mạch máu, ngăn ngừa sự hình thành của các góc tự do. Bên cạnh đó, do có chứa nhiều vitamin E và aspirin nên cà chua còn có công dụng ngăn ngừa, làm tan cục máu đông, từ đó giúp máu lưu thông hiệu quả.

Nguyên liệu: 1 trái cà chua xanh hoặc đỏ

Cách làm: mang cà chua rửa sạch và cắt thành từng lát mỏng hình tròn, sau đó đắp lên phần tĩnh mạch bị giãn và dùng băng gạc để cố định lại. Đắp đến khi cảm thấy ngứa và nóng ran thì có thể tháo ra. Mỗi ngày đắp 5 lần để phát huy công dụng của cà chua.

Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng tỏi

Tỏi là thành phần quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình, tuy nhiên đây còn được biết đến là một dược liệu chữa được rất nhiều loại bệnh, trong đó có suy giãn tĩnh mạch. Tỏi có khả năng kháng viêm, lọc tẩy các chất có hại bên trong mao mạch và khắc phục hiệu quả tình trạng lưu thông máu bên trong cơ thể.

Nguyên liệu: chuẩn bị vài tép tỏi

Cách làm: Thái mỏng những lát tỏi và mang đi trộn đều với dầu dừa. Ngâm hỗn hợp ít nhất 12 tiếng, sau đó mang ra massage tại vị trí bị giãn tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể đắp những lát tỏi lên chân để phát huy được công dụng của tỏi.

Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng oliu

Dầu oliu có chứa lượng vitamin E và chất chống oxy hóa dồi dào, có công dụng chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch và giúp lưu thông máu hiệu quả.

Thành phần: dùng một lượng dầu oliu vừa đủ để bôi.

Cách làm: bôi và xoa bóp đều dầu oliu lên vùng da bị giãn tĩnh mạch.

Hoa cúc vạn thọ chữa suy giãn tĩnh mạch

Hoa cúc vạn thọ được biết đến là cây thuốc nam có công dụng chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch nhờ có chứa lượng flavonoid và vitamin C dồi dào. Các chất này có khả năng điều hòa khí huyết hiệu quả.

Thành phần: chuẩn bị sẵn vài hoa cúc vạn thọ đã rửa sạch

Cách làm: Đem đun hoa cúc với nước đến khi sôi rồi để nguội bớt. Sau đó lấy vải đã thấm nước đắp lên chỗ tĩnh mạch sưng khoảng 5 phút.

Cây diếp cá giúp chữa suy giãn tĩnh mạch

Cây diếp cá là loại cây thông dụng trong đời sống có công dụng chữa nhiều loại bệnh bao gồm suy giãn tĩnh mạch. Đây là dược liệu giúp thanh độc, giải nhiệt, sát trùng và lợi tiểu bởi có chữa dưỡng chất flavonoid. Dưỡng chất này có tác dụng giúp sức bền của thành mạch được tăng lên, bớt đi sức ép lên động mạch và thu nhỏ kích cỡ của tĩnh mạch bị giãn.

Thành phần: Chuẩn bị 125g diếp cá và 500ml nước

Cách làm: Mang diếp cá đi rửa sạch, sau đó đem xay với 500ml nước và lọc qua rây để thu lấy nước. Vì nước rau diếp cá có vị chua và tanh nên khó uống, bệnh nhân có thể thêm 1 muỗng cà phê đường vào hòa cùng để uống. Mõi ngày uống từ 500-700ml nước rau diếp cá để cải thiện tình trạng bệnh.

Bài thuốc Đông y chữa suy giãn tĩnh mạch

Bài thuốc được áp dụng để chữa suy giãn tĩnh mạch cho bệnh nhân có các triệu chứng nhức mỏi, phù nề, tê bì chân, nặng chân, chuột rút về đêm.

Thành phần: Đương quy 20g, hồng hoa 15g, đào nhân 16g,hòe hoa 20g, xích thược 20g, sinh địa 15g, hoàng kỳ 12g, thục địa 10g, xuyên khung 15g, đan sâm 20g.

Cách làm: Rửa sạch các dược liệu trên rồi mang đi sắc nước uống. Mỗi ngày uống 1 thang sau khi ăn và uống trong vòng 20-30 ngày.

Như vậy, trên đây là tổng hợp các bài thuốc Đông y chữa suy giảm tĩnh mạch hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng. Hy vọng thông tin trên bổ ích và giúp bệnh nhân có thể điều trị hiệu quả căn bệnh này.

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Tin liên quan