200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Gai gót chân là gì?: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Hiện nay có hơn 83% người trưởng thành mắc phải bệnh gai gót chân do có thói quen vận động thể chất. Qua số liệu trên, ta có thể thấy đây là một căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó.

Hãy cùng CCRD tìm hiểu Gai gót chân: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

 

Gai gót chân là gì?

Gai gót chân
Gai gót chân

Trong lòng bàn chân thì cân gan bàn chân là một nhóm mô có tác dụng liên kết cấu trúc của lòng bàn chân. Nên vùng này thường chịu áp lực lớn và dễ bị tổn thương dẫn đến viêm đau.

Cơ thể sẽ phản ứng lại thông qua việc hình thành nên các xương hoặc gai nhọn nhô lên từ bờ rìa của xương khớp. Hay nói cách khác là bệnh gai gót chân (đau cựa gót chân, viêm cân gan bàn chân)

Xem thêm

Gai đôi cột sống l4 l5 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chữa gai cột sống bằng diện chẩn là như thế nào?

Nguyên nhân hình thành gai gót chân

Nguyên nhân chính gây gai gót chân là do cơ và dây chằng bị căng quá mức do đi bộ, chạy hoặc nhảy lâu ngày trên bề mặt cứng , khiến các nhóm cơ vùng gan chân có thể bị viêm hoặc thậm chí là đứt gân cơ.

Nguyên nhân gai gót chân
Nguyên nhân gai gót chân

Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tích tụ một lượng canxi tạo thành “màng bọc” quanh gân gan chân để bảo vệ, tạo ra các “gai xương” ở mặt dưới gót chân

Một số yếu tố khác thúc đẩy căn bệnh gai gót chân phát triển:

  • Mắc phải những bệnh lý như viêm cân gan chân, viêm khớp, bàn chân bẹt…

  • Thừa cân làm gia tăng áp lực lên phần gót chân;

  • Gặp phải một số chấn thương như rách, bầm gót chân;

  • Giày dép chật, không vừa chân hay đi giày cao gót hoặc không sử dụng miếng lót đệm gót chân để hỗ trợ.

Biểu hiện gai gót chân

  • Đau nhức nhối, chói buốt khắp mọi vùng dưới gót chân, vùng gan chân hay xương gót. Đặc biệt là vị trí cách gót chân về phía trước 4cm
  • Cơn đau khởi phát sau khi vận động mạnh đột ngột hay kéo dài, giảm đau sau khi nghỉ ngơi một thời gian.
  • Bệnh nhân thường đau nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy và bước chân xuống đất, hoặc những bước đầu tiên sau một thời gian ngồi không đi lại, phải đi đi lại lại một lúc mới giảm cảm giác đau.
  • Đau cũng sẽ tăng lên nhiều hơn khi đi lại trên bề mặt cứng hoặc vác vật nặng.

Cách điều trị gai gót chân

Chữa gai gót chân bằng Đông Y

Chữa gai gót chân bằng giấm

Chữa gai gót chân bằng giấm
Chữa gai gót chân bằng giấm
  • Nguyên liệu: 2 lít giấm gạo hoặc giấm nuôi
  • Cách thực hiện: Bỏ vào nồi đun đến khi dung dịch hơi ấm, vào khoảng 40oC. Rồi tiến hành ngâm chân vào dung dịch khoảng 20 phút
  • Công dụng: Các axit hữu cơ có trong giấm sẽ có tác dụng giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành các mô bị tổn thương. Ngoài ra, khi áp dụng sẽ giúp làm giảm cơn đau rất đáng kể. Nên kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày một lần trong một tháng liên tục để thấy được sự chuyển biến rõ rệt.

Chữa gai gót chân bằng tế tân, băng phiến, sơn li đậu

Chữa gai gót chân bằng tế tân, băng phiến, sơn li đậu
Chữa gai gót chân bằng tế tân, băng phiến, sơn li đậu
  • Nguyên liệu: 6g Tế Tân, 1g Băng Phiến (Long Não), 12g Sơn Li Đầu
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các vị thuốc trên phơi khô hoặc sấy khô rồi giã nhỏ. Bỏ toàn bộ hỗn hợp vào trong túi vải nhỏ, giàn mỏng và đặt ngay dưới đế của giày hoặc dép mang thường ngày.
  • Công dụng: Các vị thuốc sẽ làm giảm cơn đau và điều trị tình trạng gai gót chân rất hiệu quả.

Chữa gai gót chân bằng đậu phụ

Chữa gai gót chân bằng đậu phụ
Chữa gai gót chân bằng đậu phụ

Nguyên liệu: Lấy đậu phụ lượng vừa đủ. Tầm 4-6 miếng, miếng đậu phụ xấp xỉ nửa lạng (~0,05kg) dang khối chữ nhật kích thước rộng khoảng 4cm, dài khoảng 7cm và dày hơn 2cm.

Cách thực hiện:

  • Cho đậu phụ vào nồi luộc hoặc hấp cách thủy thật nóng sau đó đổ ra chậu (nếu không có chậu có thể lấy vật dụng khác để đựng). Đặt hờ chân lên mặt chậu để xông hơi.
  • Sau khoảng vài phút đậu sẽ nguội bớt và không còn khả năng gây bỏng, khi này bạn có thể đặt gót chân nhẹ nhàng lên miếng đậu để chườm.
  • Đậu phụ sau khi nguội thì không bỏ đi mà để lại hấp nóng nóng và chườm tiếp tục, mỗi ngày làm như vậy từ 3-5 lần, đặc biệt là những ngày bị đau gót chân.

Công dụng: Phương pháp này sẽ giúp làm thuyên giảm cơn đau và chữa bệnh gai gót chân rất hiệu quả.

Lưu ý: không nên để chân quá gần đậu vì dễ  bị bỏng nhưng không nên để chân quá xa vì hơi nóng ở đậu không thể tỏa đến chân. Tốt nhất là nên để chân ở vị trí vừa phải để có thể cảm nhận hơi nóng ở đậu bốc lên rõ ràng và văn lan tỏa tới vùng bị đau.

Chữa gai gót chân bằng Tây Y

Dùng thuốc

Dùng thuốc Tây Y chữa gai gót chân
Dùng thuốc Tây Y chữa gai gót chân

Để giúp cho bệnh nhân giảm đau tạm thời, mốt số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể chỉ định sử dụng như Acetaminophen, Aspirin, Ibuprofen, Naproxen… Lưu ý: Khi dùng thuốc cần lưu ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua hoặc uống quá liều lượng vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Phẫu thuật

Phẫu thuật gai gót chân
Phẫu thuật gai gót chân

Đa số các trường hợp gai gót chân thì không nhất thiết phải phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được chỉ định nếu điều trị bảo tồn không cải thiện được các triệu chứng của gai gót chân sau khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng.

Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ để lại biến chứng như đau dây thần kinh, đau gót chân tái phát, tê vùng vĩnh viễn, nhiễm trùng và sẹo. Lưu ý: Sau phẫu thuật, người bệnh phải dành thời gian nghỉ ngơi, chườm đá, nâng cao bàn chân… để khôi phục lại khả năng vận động.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh gai gót chân

Để phòng tránh mắc phải bệnh gai gót chân, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Khởi động kỹ lưỡng trước khi chơi thể thao bằng cách thực hiện các bài tập giãn cơ;

  • Không nên mang vác vật nặng quá sức chịu đựng, tránh đứng lâu một chỗ trong thời gian dài;

  • Có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cân bằng giữa vitamin và các khoáng chất cần thiết;

  • Mang giày có kích cỡ vừa vặn với bàn chân, đế giày không nên quá cứng hoặc quá mềm;

  • Trọng lượng cơ thể nên được duy trì ở mức ổn định, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để giúp củng cố sự dẻo dai của bàn chân, nhất là vùng gót chân và gan bàn chân.

Qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu Gai gót chân: nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhanh lành bệnh cũng như tìm được phương pháp phù hợp với bản thân.

 

Rate this post
Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top