Khi cơ thể suy nhược, việc sử dụng các bài thuốc Đông y là giải pháp đầu tiên được xem xét, vì tính an toàn của chúng đã được chứng minh qua hàng ngàn năm. Vậy, để giúp những người bị suy nhược khôi phục sức khỏe nhanh chóng, bạn có thể tham khảo những bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể dưới đây.
Xem thêm
Bệnh suy nhược cơ thể là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
5 BÁC SĨ CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH GIỎI VÀ UY TÍN TẠI TP.HCM
5 ĐỊA CHỈ KHÁM CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH UY TÍN TẠI TP.HCM VÀ HÀ NỘI
Suy nhược thần kinh uống thuốc gì? Các phương pháp điều trị suy nhược thần kinh hiệu quả
24+ KINH NGHIỆM VÀ MẸO CHỮA MẤT NGỦ TRONG DÂN GIAN
Suy nhược cơ thể dưới góc nhìn Y học Cổ truyền
Suy nhược cơ thể là một trạng thái bệnh lý mà bệnh nhân trải qua sự suy nhược cùng với nhiều rối loạn về cả thể chất và tâm thần.
Suy nhược cơ thể thường xuất hiện ở độ tuổi từ 25 đến 45, có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người trung niên. Thống kê lâm sàng cho thấy phụ nữ gấp đôi số lượng nam giới bị suy nhược cơ thể.
Theo quan điểm Đông y, suy nhược cơ thể thuộc vào chứng “Tâm căn suy nhược”. Nguyên nhân của chứng bệnh này có thể bao gồm trạng thái tinh thần không ổn định (như tức giận, lo sợ), cơ địa yếu, hoặc sự ảnh hưởng lâu dài của bệnh tật làm suy yếu cơ thể.
Triệu chứng chung của suy nhược cơ thể theo quan điểm Đông y bao gồm:
- Mệt mỏi do hư (âm hư, dương hư, khí hư hoặc huyết hư).
- Cảm giác mờ mịt (thấy hoa mắt, chóng mặt).
- Đau đầu.
- Rối loạn tâm thần như quên, giảm sự tập trung và hoạt động trí tuệ.
- Phát nhiệt nội gây nóng trong cơ thể, đôi khi có cảm giác nóng bừng mặt.
- Cảm giác lo lắng, hồi hộp, đau ngực có thể xảy ra.
- Thường xuyên gặp tình trạng mất ngủ.
Các loại thảo dược được sử dụng nhiều trong Đông y giúp chữa suy nhược cơ thể
Đông y cung cấp nhiều loại dược liệu có tác dụng bồi bổ cơ thể và cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số ví dụ:
Hoàng tinh
- Còn được gọi là cây cơm nếp.
- Chứa nhiều chất nhầy, chất bột đường và các axit amin cần thiết cho cơ thể.
- Thường được sử dụng cho những người mệt mỏi do huyết áp thấp, thiếu máu, suy nhược cần bổ máu và những người mong muốn kéo dài tuổi thọ.
Liên nhục
- Là tên gọi khác của hạt sen.
- Chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin, protein, carbohydrate…
- Thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau đầu, mất ngủ và giúp cơ thể thư thái.
Hoàng kỳ
- Là một loại thuốc được sử dụng để tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hoạt động của tim và gan.
- Thích hợp cho những người suy nhược cơ thể, đặc biệt là những bệnh nhân bị suy nhược do sức khỏe tim và gan không tốt.
Phục linh
- Là một loại thảo dược quý có chứa thành phần β-pachyman, một polysaccharide có tác dụng kháng ung thư, lợi tiểu, chống nôn và ức chế hoạt động của nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh.
- Thường được sử dụng trong việc chữa trị suy nhược cơ thể, gầy yếu và kém ăn kéo dài.
Mẫu đơn bì
- Là một loại thuốc có tác dụng chính là giúp giảm tác động tiêu cực của cục máu đông, thường được sử dụng để giảm đau bụng kinh, nhức đầu, đau lưng, đau khớp và mệt mỏi kéo dài.
Thỏ ty tử
- Là tên gọi của hạt cây tơ hồng sau khi phơi hoặc sấy khô.
- Thỏ ty tử thường được sử dụng để chữa trị suy nhược cơ thể do thận hư, thận yếu và yếu sinh lý ở nam giới.
- Ngoài ra, nó cũng thường được sử dụng trong trường hợp đau đầu, giải nhiều lần, liệt dương ở nam giới, đau lưng và mỏi gối.
Toàn táo nhân
- Là hạt của quả táo chua đã chín và được phơi khô.
- Có tác dụng chính là bổ tỳ và an thần.
- Thường được sử dụng trong trường hợp mất ngủ, đau đầu kéo dài, lo lắng, đau ngực, nhịp tim nhanh, suy nhược cơ thể và ra mồ hôi nhiều.
Câu kỷ tử
- Là loại quả mọng được đánh giá là siêu thực phẩm với nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
- Câu kỷ tử chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin, protein, khoáng chất (như sắt, kẽm) và chất chống oxy hóa.
- Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giải độc gan, giảm đau, cải thiện sức khỏe phổi và điều chỉnh huyết áp.
Bài thuốc Đông y chữa suy nhược cơ thể theo từng thể đối tượng
Bài thuốc dùng cho phụ nữ sau sinh và người bị bệnh thiếu máu
Nguyên liệu: 12g hà thủ ô, 12g lá vông, 12g hạt sen, 16g quả dâu chín, 12g long nhãn, 12g đỗ đen sao.
Cách thực hiện:
- Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 2 bát nước thuốc.
- Sắc mỗi ngày thành 1 thang và uống làm 2 lần.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể sau viêm phế quản và viêm phổi
Nguyên liệu: 12g vỏ rễ dâu, 10g mạch nha, 6g vỏ quýt, 12g Cần thục địa, 12g thiên môn, 10g quy bản, 16g củ mài, 8g bán hạ chế, 12g mạch môn.
Cách thực hiện:
- Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 2 bát nước thuốc.
- Sắc mỗi ngày thành 1 thang và uống làm 2 lần.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể sau viêm đại tràng và viêm dạ dày:
Nguyên liệu: 10g hạt cau, 12g bạch truật, 6g vỏ quýt, 12g củ mài, 12g biển đậu, 12g ý dĩ, 16g bố chính sâm, 6g nam mộc hương, 12g hạt sen.
Cách thực hiện:
- Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 2 bát nước thuốc.
- Sắc mỗi ngày thành 1 thang và uống làm 2 lần.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể ở người già
Nguyên liệu: 10g cao ban long, 4g nhục quế, 10g cao quy bản, 12g thục địa, 12g củ mài, 12g hà thủ ô, 12g củ súng, 8g phụ tử chế, 12g ba kích, 20g nam đỗ trọng.
Cách thực hiện:
- Cho nước xâm xấp mặt các nguyên liệu.
- Đun nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 2 bát nước thuốc.
- Sắc mỗi ngày thành 1 thang và uống làm 2 lần.
- Riêng cao ban long và cao quy bản, sau khi sắc thuốc xong, chắt thuốc ra bát rồi mới cho vào.
Bài thuốc chữa suy nhược cơ thể sau một số bệnh
Nguyên liệu: 16g Đảng sâm (hoặc bố chính sâm), 12g bạch linh, rau thai nhi 1 cái, 12g quy bản, 16g thục địa, 16g ngưu tất, 12g thiên môn, 8g hoàng bá, 12g mạch môn, 12g đỗ trọng.
Cách thực hiện:
- Trộn toàn bộ nguyên liệu với nhau và tán nhỏ thành bột.
- Nhào bột với mật ong rồi viên lại.
- Mỗi ngày uống 20g, chia làm 2 lần.
10++ bài thuốc Đông y chữa suy nhược cơ thể theo triệu chứng
Lưng gối mỏi yếu, di tinh
- Bài 1: Hoài sơn, ba kích, kim anh, thục địa, đại táo, khiếm thực (mỗi vị 12g); trạch tả, sơn thù, phục linh, thỏ ty tử, toan táo nhân (mỗi vị 8g), viễn chí (6g); nhục quế, mẫu đơn bì (mỗi vị 4g). Sắc uống hết 1 thang.
- Bài 2: Ba kích, thục địa, khiếm thực, hoàng tinh, thỏ ty tử, kim anh, kỷ tử, liên nhục, tục đoạn (mỗi vị 12g); nhục quế (4g), toan táo nhân (8g). Sắc uống hết 1 thang.
- Bài 3: Thục địa, cao ban long, kỷ tử, hoài sơn (mỗi vị 12g); nhục quế (4g); đỗ trọng, viễn chí, táo nhân, sơn thù (mỗi vị 8g). Sắc uống hết 1 thang.
Thở ngắn gấp, da xanh, người mệt mỏi, chất lưỡi nhạt.
- Bài 1: Bát trân thang: Bạch truật (12g), xuyên khung (8g), đảng sâm (16g), bạch linh (8g), thục địa (16g), đương quy (12g), bạch thược (12g), cam thảo (6g). Sắc uống ngày 1 thang.
- Bài 2: Nhân sâm dưỡng doanh thang: Nhân sâm (12g), táo (5 quả), bạch truật (12g), đương quy (12g), bạch thược (12g), trần bì (12g), nhục quế (6g), sinh khương (5 lát), hoàng kỳ (12g), thục địa (12g), bạch linh (12g), chích thảo (6g). Cho 7 bát nước vào ấm đun nhỏ lửa, khi nước cạn còn 3 bát là được, uống trong ngày và chia làm 3 lần uống.
- Bài 3: Hoàng tinh (100g), đinh lăng (100g), tam thất (20g), thục địa (100g), hà thủ ô (100g). Trộn tất cả nguyên liệu với nhau rồi nghiền nhỏ thành bột mịn. Mỗi ngày lấy 100g bột hòa vào nước đun sôi lên và uống.
Ho không có sức, thở ngắn, thở gấp kết hợp với một số biểu hiện khác
- Bài 1: Hoàng kỳ 12g, nhục quế 6g, cam thảo 6g, đảng sâm 16g. (Nếu người bệnh ra nhiều mồ hôi, thêm tiểu mạch 10g, mẫu lệ 16g; nếu có ho, thêm tang bạch bì 10g, tử uyển 10g.)
- Bài 2: Liên nhục 20g, kỷ tử 8g, táo nhân 12g, đảng sâm 12g, liên tu 12g, lá vông 10g, hương phụ 10g, sa sâm 12g.
- Bài 3: Tử uyển 12g, đảng sâm 10g, thục địa 12g, ngũ vị 10g, hoàng kỳ 10g, tang bạch bì 12g.
Ngủ ít, dễ hoảng sợ kèm một số biểu hiện khác
- Bài 1: Hoài sơn, đỗ đen sao, đảng sâm, liên nhục, bạch truật, kỷ tử, ý dĩ (mỗi vị 12g); toan táo nhân, long nhãn, bá tử nhân (mỗi vị 8g). Sắc uống hết 1 thang.
- Bài 2: Bạch truật, đại táo, hoàng kỳ, đảng sâm (mỗi vị 12g); phục linh, long nhãn, toan táo nhân, đương quy (mỗi vị 8g); vân mộc hương, viễn chí (mỗi vị 6g). Sắc uống hết 1 thang.
Đau lưng, ù tai, di tinh
- Bài 1: Kỷ tử, tục đoạn, hoàng tinh, thục địa, hà thủ ô đỏ (mỗi vị 12g); bá tử nhân, ba kích, long nhãn, khiếm thực, toan táo nhân, thỏ ty tử, kim anh (mỗi vị 8g). Sắc uống hết 1 thang.
- Bài 2: Hoài sơn, kim anh, thục địa, khiếm thực, liên nhục (mỗi vị 12g); trạch tả, bá tử nhân, mẫu đơn bì, bạch thược, phục linh, đương quy, sơn thù, toan táo nhân (mỗi vị 8g). Sắc uống hết 1 thang.
- Bài 3: Hoài sơn, thỏ ty tử, ngưu tất, lộc giác giao (cao gạc hươu nai), kỷ tử, thục địa (mỗi vị 12g); quy bản (yếm rùa), sơn thù, bá tử nhân, toan táo nhân (mỗi vị 8g). Sắc uống hết 1 thang.
Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
- Bài 1: Bạch thược 12g, sinh địa 12g, đương quy 12g, phục linh 8g, toan táo nhân 8g, cam thảo 6g, mạch môn 12g. Mỗi ngày sắc uống hết 1 thang.
- Bài 2: Thục địa, câu đằng, kỷ tử, sa sâm, hoài sơn, mạch môn (mỗi vị 12g); sơn thù, bá tử nhân, trạch tả, phục linh, cúc hoa, táo nhân, mẫu đơn bì (mỗi vị 8g). Mỗi ngày sắc uống hết 1 thang.
- Bài 3: Thạch hộc 12g, sa sâm 12g, câu đằng 16g, mẫu lệ 12g, hạ khô thảo 12g, kỷ tử 12g, mạch môn 12g, toan táo nhân 8g, trạch tả 8g, cúc hoa 8g, địa cốt bì 8g. Mỗi ngày uống hết 1 thang.
Hiện nay, bài thuốc đông y chữa suy nhược cơ thể đã nhận được đánh giá tích cực. Chính vì thế mà bạn có thể tham khảo để áp dụng theo hướng dẫn trong bài viết này để đạt được sự ổn định nhanh chóng cho cả thể trạng và tinh thần. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không nên tự ý sử dụng các bài thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định và nên đến các cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên môn đưa ra lời khuyên.