Parkinson là bệnh lý gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Ngày nay bệnh parkinson ở người trẻ xuất hiện khá nhiều, vì vậy có nhiều người lo lắng và muốn tìm hiểu về căn bệnh này. CCRD sẽ giải đáp chi tiết cho bạn trong bài viết sau đây.
TỔNG QUAN
Tổng quan một số vấn đề liên quan đến bệnh Parkinson ở người trẻ và các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh.
Xem thêm
Bệnh parkinson là gì? Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
10 Địa chỉ chữa Parkinson an toàn và hiệu quả tại TP.HCM
4 Bài Thuốc Chữa bệnh Parkinson bằng đông y có thật sự hiệu quả?
Bệnh Parkinson ở người trẻ
Parkinson là bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng vận động như: run tay, co cứng cơ, cử động chậm chạp, khả năng giữ thăng bằng kém,….
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh Parkinson thường ở độ tuổi trung bình từ 50 đến 60 tuổi. Tuy nhiên, gần đây có nhiều trường hợp chẩn đoán mắc bệnh Parkinson trong độ tuổi từ 21 đến dưới 50 tuổi. Trường hợp này được gọi là Bệnh Parkinson ở người trẻ. Bệnh hiếm gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi, trường hợp này gọi là Parkinson vị thành niên.
Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh
Khả năng mắc bệnh cao hơn nếu bạn có các yếu tố sau đây:
Bạn là nam giới.
Sống gần khu công nghiệp hoặc khu vực bị ô nhiễm do chất hữu cơ.
Tiếp xúc nhiều với môi trường chất hóa chất độc hại như mangan, chì,…
Đã từng mắc chấn thương nào đó tại đầu.
Từng tiếp xúc qua chất diệt cỏ hoặc chất độc màu da cam.
Thường xuyên tiếp xúc với môi trường có chất biphenyl polychlorinated hoặc các dung môi hóa học.
DẤU HIỆU & NGUYÊN NHÂN
Những dấu hiệu của bệnh Parkinson ở người trẻ là gì và nguyên nhân nào gây bệnh? Thông tin chi tiết ngay sau đây.
Dấu hiệu bệnh Parkinson ở người trẻ
Ở người trẻ, bệnh Parkinson cũng có các dấu hiệu tương tự như các đối tượng khác. Tuy nhiên sẽ có một số dấu hiệu khác biệt xuất hiện như:
Các cơ của người bệnh bị run liên tục
Cơ, các chi hoặc toàn thân bị co cứng
Các cử động chậm chạp, không linh hoạt
Tư thế người bệnh không ổn định
Khả năng giữ thăng bằng và phối hợp bị suy giảm, dễ ngã
Tư duy hoặc suy nghĩ có sự thay đổi
Phiền muộn, tâm trạng rối loạn
Khó ngủ
Trí tuệ, trí nhớ suy giảm, thường xuyên lú lẫn.
Táo bón hoặc đi tiểu không kiểm soát.
Nguyên nhân bệnh Parkinson ở người trẻ
Nguyên nhân chính xác của bệnh Parkinson hiện nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh có thể được gây ra bởi các yếu tố di truyền kết hợp với một số yếu tố khác như thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, chất độc, chấn thương ở đầu,…
Như vậy, các nhà khoa học cho rằng bệnh Parkinson có tính di truyền và môi trường góp phần quan trọng cho việc phát triển bệnh. Đồng thời họ cũng phát hiện rằng bệnh Parkinson ở người trẻ phần lớn là do di truyền.
CHẨN BỆNH & ĐIỀU TRỊ
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện bệnh. Bạn hãy đến gặp các bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và tư vấn điều trị.
Cách thức chẩn bệnh Parkinson ở người trẻ
Vẫn chưa có xét nghiệm cụ thể nào có thể áp dụng riêng biệt để chẩn đoán Parkinson. Thông thường, các bác sĩ sẽ hỏi những thông tin triệu chứng mà người bệnh gặp kết hợp với kết quả thu thập được từ các xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh,… để chẩn đoán.
Việc thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm trên nhằm mục đích là để loại trừ một số tình trạng biểu hiện tương tự mà bệnh khác có thể gây ra.
Điều trị bệnh Parkinson ở người trẻ như thế nào?
Ngày nay y học phát triển, có nhiều phương pháp điều trị bệnh ra đời. Tây y và Đông y là hai phương pháp được áp dụng để chữa bệnh Parkinson ở người trẻ.
Tây Y
Phương pháp dùng thuốc đặc trị
Một số loại thuốc sau đây sẽ được chỉ định để điều trị bệnh:
Thuốc levodopa: Thuốc có tác dụng chuyển đổi thành hormone dopamine. Tuy nhiên, nếu thuốc này được dùng trong một thời gian dài dễ gặp các tác dụng phụ không mong muốn, nổi bật là việc cử động không theo chủ ý.
Thuốc ức chế MAO-B: Có tác dụng làm cho các hormone dopamine trong não ít bị phân hủy.
Các chất ức chế catechol-O-methyltransferase: Giúp làm tăng tác dụng của Levodopa ở não bộ.
Thuốc kháng Cholinergic: Có tác dụng làm giảm triệu chứng run.
Amantadine: Có tác dụng kiểm soát các cơ dễ dàng hơn và tránh làm cứng cơ.
Lưu ý: Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.
Tiến hành phẫu thuật DBS
Phương pháp phẫu thuật DBS có tác dụng bảo vệ bạn khỏi các biến chứng của bệnh. Các điện cực sẽ được đặt vào một khu vực cụ thể trong não bộ khi phẫu thuật. Những xung điện được lập trình từ trước sẽ được truyền đến não của người bệnh thông qua việc kết nối với máy phát điện.
Đông Y
Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu có tác dụng hỗ trợ phục hồi chức năng, làm giảm run chân tay và co cứng cơ giúp người bệnh vận động tốt hơn.
Sử dụng thuốc đông y
Hiện nay, Thiên ma và Câu đằng là hai loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson phổ biến nhất. Chúng có tác dụng to lớn trong việc cải thiện những triệu chứng bệnh như co cứng cơ, run tay chân,…. Giúp phục hồi được khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh.
PHÒNG BỆNH
Vẫn chưa có cách phòng tránh nào có thể ngăn sự khởi phát của Parkinson. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo trong các cách sau đây:
Dùng caffeine thường xuyên sẽ giúp phục hồi các triệu chứng về vận động của bệnh.
Dùng thuốc chống viêm giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh Parkinson ở người trẻ.
Theo dõi mức vitamin D trong cơ thể, bổ sung hàm lượng vitamin D lớn để tránh mắc phải căn bệnh này.
Thường xuyên tập thể dục nâng cao sức khoẻ, làm giảm khả năng bị co cứng cơ bắp và nguy cơ mắc phải trầm cảm gây nên do bệnh Parkinson.
Lời kết
Căn bệnh Parkinson có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào dù là già hay trẻ và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh, vì vậy dù bạn là ai thì cũng không nên chủ quan. Khi bạn có một dấu hiệu nào của bệnh, hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ ở y tế uy tín để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.