Hiện nay, châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ đang dần trở thành phương pháp điều trị được nhiều người tin dùng do an toàn, lành tính và không phải phụ thuộc vào thuốc. Vậy, châm cứu có thật sự chữa được bệnh thoái hóa cổ không? Những vị trí châm cứu chữa đốt sống cổ hiệu quả là gì? Cùng CCRD nghiên cứu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
5 Bác sĩ chữa thoái hóa đốt sống cổ giỏi và uy tín tại TP.HCM
4 Phương Pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Thuốc Đông y hiệu quả, an toàn
8 Địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ uy tín tại Tp.HCM và Hà Nội
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng cột sống, đĩa đệm, dây chằng, sụn khớp, bao hoạt dịch,… tại vị trí các đốt ở vùng cổ bị thoái hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây nên những cơn đau nhức tại vùng thắt lưng hoặc vùng cổ, đặc biệt khi bệnh nhân cử động cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ được xếp vào bệnh lí mãn tính. Căn bệnh này trước đây thường xuất hiện phần lớn ở nhóm người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, bệnh có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt, làm việc, học tập sai tư thế lâu ngày. Thoái hóa có thể xảy ra ở bất kì đốt sống nào, tuy nhiên 3 đốt sống có nguy cơ thoái hóa cao nhất là C5, C6, C7.
Theo Y học cổ truyền, một số những căn nguyên gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể biết đến như sau:
- Khí huyết bất túc: do bẩm tố tiên thiên không tốt (sự nuôi dưỡng bào thai tron quá trình mang thai không tốt), cộng với việc cung cấp không đầy đủ chế độ dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến khí huyết trong cơ thể, từ đó sinh ra thoái hóa.
- Chấn thương: người bệnh bị các sang chấn, té ngã, va đập gây ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp, xương cột sống
- Nội thương: mắc các bệnh lâu năm gây ảnh hưởng đến các tạng can thận (tạng tác động đến cân mạch xương cốt của cơ thể). Các tạng này khi không ổn định sẽ không nuôi dưỡng được cân mạch xương tủy nên hình thành bệnh.
Có nên châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ không?
Tình trạng đau, tê và khó vận động ở người mắc thoái hóa đốt sống cổ theo Đông y là do có sự tắt nghẽn tại các kinh lạc, cơ nhục, quan tiết,… bên trong cơ thể.
Châm cứu là quá trình dùng kim châm vào các huyệt đạo nhằm kích thích dòng chảy của máu, tăng cường lưu thông khí huyết bị ứ trệ, điều hòa âm dương. Nhờ khai thông khí huyết, châm cứu giúp giải quyết được tình trạng tắt nghẽn máu huyết gây rối loạn chức năng và hình thành cơn đau. Ngoài ra, châm đúng vị trí huyệt đạo cần châm sẽ giúp cơ thể sản sinh ra hormone Endorphin – chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Từ đó có thể thấy, châm cứu có thể điều trị hiệu quả triệu chứng đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.
Cách châm cứu điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Chỉ định
- Tùy thuộc vào triệu chứng cũng như tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu trị thoát vị đĩa đệm tại vị trí thích hợp cho bệnh nhân.
- Các trường hợp cần châm cứu: đau nhức, tê mỏi các khớp đốt sống.
Chống chỉ định
- Người mắc bệnh suy tim, rối loạn nhịp tim
- Bị yếu, liệt tay chân do chèn ép tủy sống
- Bệnh nhân có cấp cứu ngoại khoa
- Đang bị sốt kéo dài, mất nước, mất máu
- Bị rối loạn đại – tiểu tiện
- Đang có vếp thương bị viêm nhiễm, lỡ loét ở vị trí cần châm.
Vị trí các huyệt cần châm theo từng trường hợp
Đối với trường hợp do khí huyết bất túc (thiếu dinh dưỡng):
Châm vào các huyệt: Phong trì, phong môn, kiên tỉnh, phong phủ, kiên trinh, đại chùy, kiên trinh, cự cốt, bỉnh phong, thiên phủ, thiên tông, khúc viên.
Đối với trường hợp do nội thương (bệnh lâu ngày ản hưởng xương cốt)
Châm vào các huyệt: thiên tông, thiên phủ, phong môn, phong trì, phong phủ, kinh tỉnh, đại trữ, phê du, cự cốt, khúc viên, bihr phong, đại trùy.
Đối với trường hợp do chấn thương, va đập, ngã
Châm vào các huyệt: thiên phủ, phong môn, thiên tông, phong trì, phong phủ, đại trữ, phê du, đại trữ,…
Những lưu ý khi thực hiện châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Trong quá trình châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ, nếu người bệnh thấy hiện tượng như:
- Hoa mắt.
- Chóng mặt.
- Vã mồ hôi.
- Người mệt mỏi, khó chịu.
Cần báo ngay cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế để xử trí kịp thời.
Bệnh nhân có sẵn bệnh tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim… cần thông báo trước cho bác sĩ trước khi thực hiện thủ thuật.
Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả. Trước khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám cẩn thận. Từ đó đưa ra chẩn đoán và lựa chọn hình thức châm cứu phù hợp. Việc lựa chọn cơ sở uy tín với các bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Tác dụng của châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ
Theo y học cổ truyền, châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ sẽ giúp điều hòa khí huyết, cân bằng âm dương. Khi quá trình lưu thông máu bị gián đoạn hoặc tắc nghẽn, nó có thể gây đau và rối loạn các chức năng khác. Và liệu pháp châm cứu này cũng giúp khai thông khí huyết và tái lặp lại sự cân bằng, đồng thời tạo ra phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với việc điều trị.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gây đau nhức, tê mỏi, cử động khó khăn. Đông y cho rằng đó là do sự tắc nghẽn tại kinh lạc, quan tiết, cơ nhục… Châm cứu đã được chứng minh rằng nó có tác dụng giúp điều hòa khí và hoạt huyết trong kinh mạch. Ví dụ, khi các tình trạng như huyết ứ trệ xảy ra, châm cứu có thể giúp loại bỏ huyết ứ và nạo vét các chất cặn bã, giúp máu lưu thông bình thường. Từ đó giúp giảm đau và các triệu chứng liên quan khác
Theo y học hiện đại, châm cứu sẽ kích thích cơ thể và các vùng cột sống bị tổn thương sản sinh beta-endorphin. Hormone này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên và hormone chống viêm.
Các biến chứng của châm cứu thoái hóa đốt sống cổ mà bạn nên biết
Mặc dù châm cứu là phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ an toàn và có hiệu quả. Tuy nhiên, châm cứu vẫn còn để lại một số tác dụng phụ hoặc rủi ro như:
- Mệt mỏi, đau nhức kéo dài
- Hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn
- Nhiễm trùng
- Xuất hiện nhiều vết bầm tím trên da
- Khiến dây thần kinh bị tổn thương
Bài viết trên, Website đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản về phương pháp châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng với những dòng chia sẻ trên có thể giúp bạn áp dụng hiệu quả mau chóng khỏi bệnh và lấy lại sức khỏe bình thường.