200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Lồi đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Lồi đĩa đệm là một dạng tổn thương nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi người bệnh ở giai đoạn này sẽ cảm nhận các cơn đau không quá rõ rệt. Chính vì thế, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay ban đầu, bệnh có thể sẽ tiến triển thành thoát vị đĩa đệm hay thậm chí là nặng hơn.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Xem thêm:

Giải đáp: bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

5 Bác sĩ chữa thoát vị đĩa đệm giỏi và uy tín tại TPHCM

Lồi đĩa đệm là gì?

loi dia dem la gi

Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống có chức năng hấp thu xung động và tạo khoảng trống cho các dây thần kinh. Khi lớp vỏ bao xơ bên ngoài của đĩa đệm yếu đi theo thời gian, vành đĩa đệm có thể phình to ra. Việc này có thể dẫn đến thoát nhân đĩa đệm qua vết nứt hoặc thoát vị, làm tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh.

Nguyên nhân lồi đĩa đệm

Nguyên nhân của hiện tượng lồi đĩa đệm này là quá trình thoái hóa tự nhiên khi tuổi tác gia tăng hoặc do áp lực cơ học như khi cong người hoặc nâng vật sai tư thế. Tuy nhiên, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

  • Ít vận động hoặc hút thuốc
  • Đĩa đệm thường ở trạng thái căng do chấn thương hoặc nâng vật nặng trong thời gian dài
  • Cơ lưng yếu cũng có thể đẩy nhanh quá trình thoát vị đĩa đệm
  • Tư thế cơ thể không đúng hoặc béo phì cũng là những yếu tố nguy cơ
  • Cường độ hoạt động thể thao cao hoặc sử dụng phần cột sống quá mức cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm
  • Sử dụng giày không phù hợp khi tập thể thao và các hoạt động căng giãn cột sống

Triệu chứng lồi đĩa đệm

Các triệu chứng thường gặp khi bị thoát vị đĩa đệm bao gồm đau hoặc ngứa ở ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ hoặc vai. Vùng thắt lưng là nơi thường xuyên bị ảnh hưởng. Triệu chứng này có thể lan rộng đến bàn chân, đùi, cột sống dưới và mông. Ngoài ra, người bệnh cũng gặp khó khăn trong việc đi bộ. Đây là một vấn đề y tế phổ biến mà nhiều người phải đối mặt.

trieu chung loi dia dem

Một số triệu chứng khác của lồi đĩa đệm phải kể đến như:

  • Đau lưng trên tỏa ra hướng bụng hoặc ngực (lồi đĩa đệm cột sống giữa)
  • Co thắt cơ (có thể xảy ra khi bất kỳ đĩa đệm nào bị lồi) chẳng hạn như căng cơ thắt lưng

Tình trạng lồi đĩa đệm có thể tự lành không?

Tình trạng lồi đĩa đệm này có rất nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc uống để giảm đau và dần thấy triệu chứng thuyên giảm. Từ đó, người bệnh sẽ có suy nghĩ là lồi đĩa đệm có thể hết theo thời gian. Tuy nhiên, theo các chuyên gia. bác sĩ cho biết, đĩa đệm khi đã bị hư tổn không thể lành tự nhiên, thậm chí là có uống thuốc.

Chính vì thế, nếu nhận thấy sự bất thường ở cột sống, người bệnh nên đi khám sớm bởi chẩn đoán sớm bệnh, cơ hội chữa khỏi càng cao.

Biến chứng của lồi đĩa đệm

Nếu tình trạng lồi đĩa đệm không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nguy cơ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ngày càng cao. Với một số bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh có thể sẽ gặp phải nếu không được điều trị sớm như:

Dây thần kinh bị chèn ép

bien chung loi dia dem

Khi đĩa đệm phình ra khỏi vị trí bình thường, nó có thể chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống, gây ra khó khăn trong việc di chuyển và xuất hiện các triệu chứng như tê, ngứa ran, hoặc yếu cơ ở cánh tay hoặc chân.

Đau lưng

Khi đĩa đệm bị phình, lồi và chèn ép dây thần kinh, người bệnh cũng sẽ xuất hiện tình trạng đau lưng. Cơn đau này có thể lan xuống phần mông và chân (đau thần kinh tọa).

Gây ra thoát vị đĩa đệm

thoat vi dia dem

Thoát vị đĩa đệm là một trong những biến chứng của phình lồi đĩa đệm. Lồi đĩa đệm được cho là dấu hiệu sớm để người bệnh có thể phát hiện ra bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Do đó, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì nên tìm đến cơ sở để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán lồi đĩa đệm

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng phình lồi đĩa đệm bằng cách tìm hiểu bệnh sử của bệnh nhân và kiểm tra tình trạng cột sống, khả năng vận động và phản xạ dây thần kinh tại các chi.

Các kỹ thuật hình ảnh như X-quang, chụp CT hoặc MRI cũng sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ bệnh. Bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến lối sống, công việc, và môn thể thao yêu thích nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh.

Các phương pháp chữa lồi đĩa đệm

Sử dụng nhiệt nóng, lạnh

Trong các phương pháp chữa lồi đĩa đệm hiệu quả, sử dụng nhiệt nóng và lạnh sẽ giúp hỗ trợ giảm viêm cũng như làm dịu cơn đau được tốt nhất. Người bệnh khi mới sử dụng sẽ dùng các túi lạnh tại khu vực bị đau trong vài ngày. Sau đó, chuyển qua nhiệt nóng để các cơ được nới lỏng giúp giảm đau.

Dùng thuốc giàm đau

dung thuoc giam dau

Nếu cơn đau nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc NSAID. Trong trường hợp cơn đau nặng, có thể sử dụng thuốc giảm đau mạnh hơn hoặc steroid trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, dùng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời và không lâu dài. Chình vì thế, nếu có điều kiện thì người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị khác.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Để tránh cơn đau trầm trọng và hạn chế khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể khi nằm lâu, bạn cần dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục nhẹ nhàng hoặc đi bộ để tăng cường tính dẻo dai của cơ khớp.

Phẫu thuật

Nếu đĩa đệm của bạn bị phình, lồi nặng gây đau, yếu, tê và hạn chế khả năng vận động thì người bệnh có thể phải phẫu thuật để điều trị.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ lồi đĩa đệm

Để phòng ngừa nguy cơ bị lồi đĩa đệm, người bệnh cần:

  • Nâng vật đúng cách: Cong đầu gối, giữ lưng thẳng và sử dụng các nhóm cơ ở chân để hỗ trợ tải trọng, tránh uốn cong phần thắt lưng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Trọng lượng thừa có thể tăng áp lực lên vùng cột sống, làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm.
  • Duy trì tư thế đúng khi đi bộ, đứng, ngồi hoặc ngủ: đứng thẳng với vai hướng ra sau, ngồi với hai bàn chân chạm mặt sàn hoặc cân bằng, ngủ trên nệm có độ cứng và căng vừa phải.
  • Thực hiện các động tác kéo giãn khi ngồi trong thời gian dài.
  • Hạn chế mang giày cao gót.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường các nhóm cơ ở lưng, cẳng chân và bụng.
  • Ngừng hút thuốc và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Hy vọng thông tin trên có thể giúp người đang gặp tình trạng lồi đĩa đệm được hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như triệu chứng. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top