Run tay chân mặc dù có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường được gọi là bệnh tuổi già. Tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng sẽ tác động đến nhiều đời sống sinh hoạt hằng ngày, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Vậy hãy cùng CCDR tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bị run tay chân là bệnh gì?
Hiện tượng run tay hay chân là một dạng rối loạn vận động thường thấy, chúng xuất hiện khi các cơ tự động co lại theo nhịp, phổ biến nhất ở tay và sau đó là chân. Hiện tượng tay chân run sẽ không cảnh báo một căn bệnh chết người nào cả, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng không ít đến các hoạt động hằng ngày của bạn. Những cơn run tay chân xảy ra theo từng đợt hoặc liên tục trong khoảng thời gian dài, khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt.
Xem thêm
6 Bác sĩ chữa hội chứng ống cổ tay giỏi tại TPHCM và Hà Nội
5 Trung Tâm Phòng khám vật lý trị liệu chất lượng và uy tín tại TPHCM
Hội chứng ống cổ tay là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
5 Bước Điều Trị Và Chữa hội chứng ống cổ tay bằng diện chẩn bạn phải biết
Có 2 dạng run tay chân thường thấy đó là run khi nghỉ và run khi vận động. Run khi nghỉ là trường hợp cơ co giật nhẹ khi bạn đang để ở trạng thái thư giãn bình thường. Còn run khi vận động thường xuất hiện khi bạn đang thực hiện một động tác cụ thể.
Bị run tay chân khi nào cần đi khám?
Bạn nên chủ động đi thăm khám nếu cơn run tay xảy ra thường xuyên, bệnh tình ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn dù và ảnh hưởng lớn đến các sinh hoạt thường ngày. Bạn cũng nên đi khám nếu cảm thấy bị run tay, chân đi kèm với một số triệu chứng khó chịu khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh run tay chân
- Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Những vấn đề tâm lý như stress, lo âu, mệt mỏi, thường tạo ra những áp lực lên hệ thần kinh, dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ thần kinh thực vật. Triệu chứng run tăng khi thay đổi theo trạng thái cảm xúc, tập trung làm động tác hoặc ngay cả khi đứng trước người khác. Đây được xem là nguyên nhân phổ biến nhất hay gây tay chân bị run ở người trẻ tuổi.
- Bệnh run vô căn: Triệu chứng run vô căn xảy ra ở tay nhiều hơn chân, với đặc trưng là run xuất hiện tăng lên khi hoạt động một động tác cụ thể.
- Chấn thương, tổn thương não: Nguy cơ bị run tay, chân do những chấn thương ở vùng đầu hoặc tổn thương do ảnh hưởng của hóa chất, môi trường, người mẹ nhiễm virus trong quá trình mang thai do mắc phải các bệnh như viêm màng não, đột quỵ, đa xơ cứng, …
- Bệnh Parkinson: Đây là bệnh lý thường thấy ở người lớn tuổi nhưng ngày này lại càng xuất hiện nhiều ở người trẻ. Triệu chứng tay bị run do Parkinson đặc trưng là run khi nghỉ không hoạt động và giảm dần hoặc biến mất khi hoạt động.
- Hội chứng tiểu não: Triệu chứng run tay chân thường chỉ xuất hiện khi bạn thực hiện các động tác có chủ đích. Lúc này tiểu não bị tổn thương do bệnh tật hay do sử dụng rượu.
- Chất kích thích: Người sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy trong thời gian lâu dài sẽ gây tổn thương lên các tế bào não, dẫn đến chứng run tay chân.
- Nguyên nhân khác: Tay, chân bị run có thể bị do tác dụng phụ của thuốc, nhiễm độc thủy ngân, suy gan suy thận, thiếu vitamin hoặc trong bệnh cường giáp.
Một số nguyên nhân có thể khắc phục, giảm bớt bằng một lối sống lành mạnh, tránh xa chất kích thích nhưng một số nguyên nhân không được chủ quan, cần phải thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bị run tay chân có nguy hiểm không?
Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi người thường hay người bệnh. Nhiều lúc ta bị run tay chân có thể là do đang ở trong trạng thái hồi hộp. Đối với trường hợp này chứng run tay chân sẽ hoàn toàn vô hại và không có gì đáng lo ngại về sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số tình huống cụ thể thì việc run tay chân chính là báo hiệu cho một số bệnh lý khá nguy hiểm.
Bệnh run tay chân ở người trẻ
Bệnh run tay chân ở người trẻ thường gặp phải là biểu hiện của chứng run cơ bản. Đây là rối loạn trong hệ thống thần kinh, dẫn đến sự run rẩy một cách nhịp nhàng và không thể kiểm soát. Chứng run cơ bản trước đây hay được gọi là chứng run vô căn lành tính với cơ chế chính xác cho đến nay vẫn đang được tìm hiểu.
Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác như:
- Chứng run do loạn trương lực: Đây là hệ quả từ các rối loạn vận động do các truyền tải tím hiệu từ não không chính xác khiến cơ bắp phải hoạt động quá mức, dẫn đến các cử động không mong muốn, lúc này sẽ khiến chân tay bị run.
- Chứng run tâm lý: Chứng run này còn gọi là run chức năng, có thể xuất hiện dưới bất kỳ hình thức run nào. Triệu chứng run chân tay xảy ra là khi người bệnh căng thẳng và hiện tượng run sẽ giảm hoặc biến mất khi bị phân tâm. Có một số người mắc chứng run tâm lý do có một số tình trạng rối loạn tâm thần tiềm ẩn như mắc trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Bệnh run tay chân ở người già
Bệnh run chân tay ở người già có thể xảy ra với những nguyên nhân như:
- Rối loạn thần kinh, nhất là những trường hợp rối loạn thần kinh thực vật.
- Não bị thoái hóa do tuổi tác cao, đây cũng chính là lý do lớn nhất mà căn bệnh run tay chân này thường được xem là bệnh người già. Não bộ suy giảm chức năng, gây ra rối loạn trong việc điều hòa vận động.
- Bệnh Parkinson
- Do teo não hoặc người bệnh trước đó nghiện rượu hoặc do phải sử dụng quá nhiều thuốc chống động kinh.
Cách chữa bệnh run tay chân bằng Đông Y
Trong Đông y, từ xa xưa đã có rất nhiều phương pháp chữa bệnh run tay chân như sử dụng các bài thuốc nam gia truyền, xoa bóp bấm huyệt hoặc châm cứu để làm giảm các triệu chứng. Ngày nay, các phương pháp này vẫn được sử dụng nhiều.
6 huyệt cơ bản phòng trị chứng run tay
- Huyệt hợp Cốc: Vị trí trung điểm xương bàn tay ngón tay. Tác dụng giúp làm thông kinh lạc, tăng cường máu lên não và run tay chân.
- Huyệt dương lăng tuyền: Vị trí dưới đầu gối 1 thốn dưới trước bờ trên xương mác. Tác dụng giúp mạnh gân cốt.
- Huyện khúc trì : Vị trí ngoài khuỷu tay, co bàn tay vào ngực, huyệt khúc trì ở nếp gấp đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷu tay. Tác dụng việc bấm huyệt này là giúp lợi gân cơ, hòa vinh dưỡng huyết.
- Huyệt phong trì: Huyệt ở phía sau tai, chỗ hỏm chân tóc. Tác dụng làm cho thanh ca hỏa, thông lợi cơ khớp.
- Huyệt bách hội: Vị trí huyệt nằm ở đỉnh đầu, hội huyệt các kinh dương. Tác dụng làm giảm suy nhược thần kinh, tăng cường máu lên não và chân tay.
- Huyệt bát tà: Vị trí ở chính giữa kẽ của 10 ngón tay, nơi tiếp giáp phần da mu và da bàn tay. Tác dụng làm giảm tê run các ngón tay, liệt các ngón do trúng phong.
Các bài thuốc giảm run tay:
Bài thuốc tương đối cổ điển đã xuất hiện từ lâu, vẫn được sử dụng đến ngày nay. Bài thuốc có 11 vị thuốc, trong đó Thiên ma, Câu đằng là 2 vị thuốc chính.
– Câu đằng: Theo nghiên cứu, nhóm bệnh nhân được điều trị kèm với đơn thuốc Đông y có chứa Câu đằng đã giảm rõ rệt biểu hiện run tay chân, tình trạng co cứng cơ, cùng các triệu chứng như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón cũng thuyên giảm rõ rệt
– Thiên ma: Cùng với Câu đằng, Thiên ma đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thần kinh thông qua việc ức chế các độc tố kích thích thần kinh, giảm nhiễm độc thần kinh bởi chính quá trình oxy hóa, làm chậm lại quá trình lão hóa và giúp tăng cường chức năng của tế bào thần kinh.
Tham khảo cách giảm bệnh run tay chân tại nhà
Để giảm triệu chứng khi bị run tay, bạn có thể tham khảo các cách dưới đây:
- Ăn thực phẩm giúp giảm run
Bạn nên bổ sung vào thực đơn các món ăn chứa nhiều magie và omega-3. Đặc biệt, magie sẽ giúp tăng tính thư giãn thần kinh, cải thiện tâm trạng và cảm xúc
- Không dùng chất kích thích
Hãy bỏ hút thuốc lá, chất kích thích và hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, cà phê, nước ngọt có gas,… Dù run tay sau khi thăm khám, chỉ là do tâm lý thì việc sử dụng các chất kích thích này lâu dài đều gây hại cho hệ thần kinh và không tốt cho người bị run.
- Kiểm soát stress giúp điều trị tay, chân bị run
Kỹ năng kiểm soát stress cực kỳ có ý nghĩa quan trọng giúp giảm triệu chứng run. Bạn có thể tham khảo các bài tập hít thở sâu để giải tỏa căng thẳng và tăng cường oxy lên não, giúp giảm stress.
- Dùng thuốc giảm run
Nếu bạn bị run tay nhiều, ảnh hưởng nhiều đến đời sống và công việc, bác sĩ có thể chỉ định thêm việc sử dụng một số loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch, được chứng minh có thể làm giảm chứng run vô căn ở mức 50-60%. Đối với chứng run do rối loạn lo âu hay rối loạn hệ thần kinh thực vật, bác sĩ có thể kê toa thêm thuốc an thần.
- Tập luyện các bài tập giảm run tay, chân
Bạn có thể tham khảo thêm các bài tập giúp giảm triệu chứng run. Ngoài ra việc tập thể thao cũng sẽ giúp bạn giảm thiểu căng thẳng, stress.
Lời kết
Mong những thông tin mình vừa chia trẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh run tay chân và có cách phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cả gia đình mình.