200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

+9 kinh nghiệm và mẹo chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam trong dân gian

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Thuốc nam đang là xu hướng chữa bệnh được nhiều người tin tưởng bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài. Vậy chữa thoái hoá đốt sống cổ bằng thuốc nam như thế nào? Và có thực sự hiệu quả không? Hãy cùng theo dõi 9 kinh nghiệm và mẹo chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam trong dân gian CCRD chia sẻ trong bài viết dưới đây.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Kinh nghiệm và mẹo chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam

Hiện nay, với sự phát triển của y học, có nhiều phương pháp chữa bệnh ra đời giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hoá cột sống cổ. Thông qua việc tổng hợp những kinh nghiệm chữa bệnh từ nhiều bệnh nhân với nhiều tình trạng bệnh khác nhau, sau đây là những mẹo chữa thoái hoá cột sống cổ bằng thuốc nam hiệu quả được áp dụng rộng rãi  nhất và một số lưu ý khi áp dụng.

cay-thuoc-nam-chua-liet-duong-2

Xem thêm:

4 GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA THOÁI HÓA CỘT SỐNG LƯNG

BỆNH THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬT LÝ TRỊ THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ HIỆU QUẢ

Top 9 mẹo chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam 

  • Bài thuốc 1:
  • Chuẩn bị: Cây chó đẻ, ngải cứu, lá lốt mỗi loại 300g.
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và để cho ráo nước. Tiếp tục đem tất cả đi giã hoặc xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp thuốc vào chảo sao trên lửa nhỏ đến khi nóng già. Dùng tấm vải sạch cho thuốc vào và bọc lại rồi chườm lên vùng cổ bị tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc 2:
  • Chuẩn bị: 300g lá ngải cứu, 1 thìa muối hạt
  • Thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu rồi trộn với muối hạt. Tiếp đó, cho vào chảo sao đến khi nóng. Sau khi sao xong, cho hỗn hợp vào một tấm vải sạch bọc lại và chườm lên vị trí tổn thương. Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ vào buổi tối.

cay-thuoc-nam-quy-sapo

  • Bài thuốc 3:
  • Chuẩn bị: 30g mật gấu 
  • Thực hiện: Rửa sạch mật gấu rồi để ráo nước. Tiếp tục đem sắc với 1 lít nước trong khoảng 20 phút. Dùng rây lọc lấy nước thuốc.Chia làm 3 phần bằng nhau uống 3 lần trong ngày trước các bữa ăn.
  • Bài thuốc 4:
  • Chuẩn bị: Mễ nhân sống, đu đủ xanh mỗi loại 30g
  • Thực hiện: Gọt vỏ đu đủ rồi rửa sạch, cắt thành từng miếng nhỏ. Tiếp đó cho vào nồi cùng với mễ nhân và 2 chén nước rồi sắc trên lửa nhỏ cho đến khi mễ nhân mềm. Cuối cùng cho ra bát, thêm ít đường vào trộn đều và ăn khi còn nóng. 
  • Bài thuốc 5:
  • Chuẩn bị:  2 – 3 lá xương rồng bẹ
  • Thực hiện: Cắt bỏ gai trên xương rồng, rửa sạch và để ráo nước. Nướng xương rồng nóng đều 2 mặt rồi dùng đắp lên chỗ cột sống tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi ngủ 30 phút. 
  • Bài thuốc 6:
  • Chuẩn bị:  30g rễ cây trinh nữ (cây xấu hổ)
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu rửa sạch, sau đó thái mỏng rồi tẩm rượu. Sao hỗn hợp cho vàng thơm. Tiếp tục sắc với 400ml nước đến khi cạn thu được 100ml nước thuốc. Dùng thuốc chia làm 2 phần, uống 2 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 7:
  • Chuẩn bị: Cây cỏ xước (Lấy cả lá, thân và rễ cây)
  • Thực hiện: Đem cây cỏ xước rửa sạch rồi phơi cho khô. Mỗi ngày dùng khoảng 100 – 300g cỏ xước khô để sắc thuốc uống. Chia thuốc thành 3 phần bằng nhau uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 8:
  • Chuẩn bị: 200g quả nhàu, 2 lít rượu trắng
  • Thực hiện: Rửa sạch quả nhàu rồi để ráo nước. Tiếp đó thái thành từng lát rồi xếp vào bình, cho rượu vào và ngâm trong vòng 30 ngày. Dùng rượu thuốc sau khi đã ngâm xong mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
  • Bài thuốc 9:
  • Chuẩn bị: 500g cây lá lốt ( lấy cả lá, thân và rễ), 300g thân cây đinh lăng và 200g cây trinh nữ.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi cắt nhỏ, phơi khô. Cho tất cả lên chảo sao vàng, để nguội rồi cho vào hũ bảo quản dùng dần. Mỗi ngày dùng 30g thuốc sắc lấy nước uống thay nước lọc.

Top 3 loại thảo dược chữa thoái hóa cột sống cổ

  • Hy thiêm

Hy thiêm (chó đẻ) là loại thảo dược được các tài liệu y học cổ phương công nhận về công dụng trị chân tay tê dại, can thận phong khí, đau lưng mỏi gối, đau trong xương,…Thảo dược này được sử dụng rất phổ biến để chữa thoái hóa đốt sống cổ, mang lại hiệu quả điều trị bệnh tích cực.

photo-1648529401036-16485294025181283831984

  • Đỗ trọng

Đỗ trọng có chứa tanin, albumin, gutta pecka, chất béo, tinh dầu… có tác dụng cải thiện các triệu chứng về xương khớp được nhiều bệnh nhân tin dùng. Thảo dược này được áp dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh thoái hoá cột sống cổ. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện các chứng thận hư, an thai và yếu sinh lý.

20220220_011733_999970_cay-do-trong-2.max-1800x1800

  • Đương quy

Trong Đông y, đương quy là loại thảo dược được nhiều bệnh nhân thoái hoá cột sống cổ sử dụng bởi nó có tác dụng hoạt huyết, dưỡng gân cốt và tiêu sưng. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, lợi tiểu và tăng cường miễn dịch cho cơ thể người bệnh.

duong_quy

Những lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam trong dân gian

Lưu ý khi chữa gai cột sống cổ
Lưu ý khi chữa gai cột sống cổ

Sau đây là một số lưu ý khi chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam trong dân gian mà người bệnh cần quan tâm:

  • Người bệnh không nên tự ý mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bài thuốc nam
  • Sử dụng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng
  • Tránh làm việc nặng, tránh cúi gập cổ quá lâu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống

Lưu ý quan trọng: 

Các bài thuốc nam tuy lành tính và ít gây tác dụng phụ nhưng để  chữa bệnh hiệu quả nhất, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp với tình trạng bệnh, hạn chế tối đa những rủi ro nguy hại đến sức khoẻ.

Lời kết

Trên đây là 9 kinh nghiệm và mẹo chữa thoái hóa cột sống cổ bằng thuốc nam trong dân gian mà bạn đọc có thể tham khảo. Tuy nhiên, để chữa bệnh an toàn nhất, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

 

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top