Hiện nay việc châm cứu chữa đau vai gáy đang được tin tưởng vì cực kì hiệu quả Và bài viết dưới đây CCRD sẽ chia sẻ một số thông tin về châm cứu chữa đau vai gáy hiệu cùng các câu hỏi quan trọng thường gặp của việc điều trị bệnh này bằng phương pháp châm cứu.
Cách chữa đau vai gáy hiệu quả
Châm cứu chữa đau vai gáy và những điều cần biết
Xem thêm
8+ BÀI THUỐC ĐÔNG Y CHỮA ĐAU VAI GÁY AN TOÀN MÀ HIỆU QUẢ
6 BÁC SĨ CHỮA ĐAU VAI GÁY GIỎI TẠI TPHCM VÀ HÀ NỘI MÀ BẠN KHÔNG NÊN BỎ QUA
6 BỆNH VIỆN PHÒNG KHÁM CHỮA ĐAU VAI GÁY UY TÍN TẠI TPHCM VÀ HÀ NỘI
1. Châm cứu chữa đau vai gáy là gì?
Châm cứu chữa đau vai gáy là một dạng phương pháp điều trị có nguồn gốc từ Đông Y.
Phương pháp này sử dụng kim châm tác động vào huyệt vị nhằm để làm giãn cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm sự đau nhức, giải phóng kinh lạc bị ứ trệ trong cơ thể và sử dụng phương pháp này có giúp hỗ trợ tăng khả năng phòng vệ của cơ thể người bệnh.
Đây là được coi như là phương pháp điều trị kế thừa thành tựu của y học từ hàng ngàn đời nay khi kỹ thuật châm cứu vừa mới được ra đời
2. Quy trình châm cứu để chữa đau vai gáy như thế nào?
- Với kỹ thuật điện châm chữa vai gáy được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp thoái hóa vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ và không thực hiện kỹ thuật này trong các trường hợp đau vai gáy bệnh cảnh có ép tủy cổ chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm thể trung tâm, rỗng tủy, u tủy hay viêm tủy
- Quy trình châm cứu chữa đau vai gáy bằng kỹ thuật điện châm như sau:
- Đầu tiên các lương y sẽ xác định và sát trùng da vùng huyệt tiếp đến châm kim qua da thật nhanh, đẩy kim từ từ theo hướng đã định sẵn rồi châm phải đạt đắc khí. Và cứ mỗi lần chọn là từ 6 – 8 huyệt dưới đây:
- Giáp tích C4 – C7, Kiên trung du hay Đại chùy
- Thiên tông, Tiểu hải, Khúc trì
- Hậu khê, A thị huyệt
- Phong trì, Thiên trụ, Phong phủ
- Kiên tring, Kiên tỉnh và Kiên trung
- Ngoại quan, Hợp cốc, Lạc chẩm
- Khi châm qua da thì tiến hành dùng máy điện châm với tần số tả là 6-20Hz, bổ là 0.5-4 Hz với cường độ 14-150 microAmpe và cứ tăng dần mức độ tới ngưỡng chịu được của bệnh nhân
- Mỗi lần châm cứu sẽ diễn ra từ 20-30 phút
- Kỹ thuật này thực hiện mỗi ngày một lần và liệu trình sẽ tùy thuộc và mức độ thích ứng của bệnh nhân và trung bình thường kéo dài từ 10-20 lần châm cứu
3. Những lưu ý khi châm cứu chữa đau vai gáy
Khi châm cứu chữa đau vai gáy bệnh nhân cũng cần lưu ý những điều sau đây:
- Để châm cứu vai gáy cần đến những nơi uy tín như bệnh viện, phòng khám uy tín để chữa trị tránh hậu quả tiền mất tật mang ở những nơi không đảm bảo tính chuyên môn
- Khi châm cứu nếu có cảm giác khó chịu thì phải báo ngay cho thầy thuốc
- Áp dụng việc điều trị bằng châm cứu theo liệu trình để đạt được hiệu quả cao.
- Khi châm cứu phải giữ tinh thần thoải mái, thư giãn và không ăn quá no trước khi thực hiện châm cứu
- Bệnh nhân đang mang thai hay có các rối loạn đông máu, động kinh hoặc các bệnh nội khoa cần nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành châm cứu
- Và tuyệt đối không được sử dụng phương pháp châm cứu này tại nhà.
Lưu ý khi châm cứu chữa đau vai gáy
5 câu hỏi thường gặp châm cứu chữa đau vai gáy
1. Châm cứu chữa đau vai gáy có hiệu quả không?
Việc châm cứu có tác dụng hiệu quả làm giảm đau nhức, thư giãn cơ và giải phóng kinh lạc ứ trệ. Tuy nhiên việc châm cứu này không áp dụng cho tất cả các đối tượng mà cần sự chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn Đông y chỉ định và cho phép thực hiện.
2. Có mấy hình thức châm cứu chữa đau vai gáy
Hiện nay với lĩnh vực châm cứu có 3 hình thức cơ bản như sau:
- Điện châm: Dùng dòng điện để kích thích kim vào huyệt
- Thủy châm: Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào các huyệt
- Cứu ngải: Dùng điếu ngải châm lửa rồi sau đó hơ vào huyệt
3. Châm cứu chữa đau vai gáy tác động đến huyệt nào?
Những huyệt bị tác động khi sử dụng phương pháp châm cứu chữa đau vai gáy đó là:
- Phong trì
- Kiên tỉnh
- Phế du
- Giáp tích
- Hợp cốc
- Kiên trinh
- Ngoại quan
- A thị huyệt
- Thiên tông
- Đại chùy
4. Châm vùng vai gáy có nguy hiểm không?
Việc châm cứu vùng vai gáy sẽ có sự nguy hiểm nếu như không thực hiện phương pháp này một cách bài bản. Châm cứu không đúng cách sẽ gây tổn thương thần kinh dẫn đến liệt hoặc teo cơ. Bên cạnh đó việc không sát trùng kỹ các dụng cụ châm cứu sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng với các bệnh nhân khác
5. Có phải ai cũng có thể châm cứu đau vai gáy?
Như đã nói ở trên, việc châm cứu cần được có sự thăm khám không phải ai cũng có thể châm cứu đau vai gáy và dưới đây là một số trường hợp không được châm cứu:
- Phụ nữ mang thai
- Người bị sợ kim tiêm, không hợp tác
- Mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, tim mạch
- Người có thể trạng yếu
Những trường hợp không nên châm cứu chữa đau vai gáy
Lời kết
Với những thông tin và việc chữa bệnh đau vai gáy bằng phương pháp châm cứu trên đây, hy vọng bạn sẽ giúp bạn hiểu hơn và an tâm hơn về phương pháp điều trị đau vai gáy này.