200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Bệnh trầm cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về chứng bệnh trầm cảm, giúp bạn đọc có thể phát hiện và điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe của bạn và người thân.

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là một loại bệnh tâm lý, người trầm cảm sẽ thường xuyên bị rối loạn cảm xúc, rơi vào trạng thái buồn bã, lo lắng hoặc cực kỳ căng thẳng. Điều này làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi của người bệnh, khiến họ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến khả năng làm việc, giao tiếp với xã hội và thực hiện các hoạt động hằng ngày.

Bài viết liên quan:

7 bài thuốc chữa bệnh trầm cảm bằng Đông Y hiệu quả cao

8 bác sĩ chữa bệnh trầm cảm giỏi tại TP.HCM và Hà Nội

Kinh nghiệm điều trị bệnh trầm cảm an toàn và hiệu quả cao

bệnh trầm cảm là gì
Bệnh trầm cảm là gì

Bệnh trầm cảm rất phổ biến, hiện nay có đến 80% dân số thế giới đã từng mắc phải, với tần suất nguy cơ mắc bệnh là 15 – 25%. Bệnh này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và phổ biến hơn đối với nữ giới, những người đã từng ly hôn, thất nghiệp và trải qua các biến cố cuộc sống.

Dấu hiệu bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là một bệnh về tâm lý nghiêm trọng, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến cho người bệnh nhanh khỏi và hòa nhập nhanh chóng với cuộc sống hơn.

Dưới đây là 5 dấu hiệu thường thấy của người mắc bệnh này:

  • Bị mất tập trung: Người bị trầm cảm thường khó có thể tập trung, thường xuyên quên đi các nhiệm vụ và hay dễ mắc phải sai lầm. Họ có thể quên đi các chi tiết quan trọng và gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định làm giảm hiệu quả làm việc.
  • Thay đổi về cảm giác và ăn uống: Những người bị bệnh này có thể sẽ thay đổi trong cảm giác ăn uống, dẫn đến tăng hoặc giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân. Mặc dù trông họ ăn rất ngon thực chất lại không thèm ăn hay hứng thú gì.
  • Cảm xúc thất thường: Biểu hiện thường thấy đó là sự cáu kỉnh và kích động thất thường. Thậm chí có những điều nhỏ nhặt cũng có thể khiến người bệnh thấy khó chịu như tiếng ồn, sự chờ đợi, … Có thể đi kèm với sự tức giận, có mong muốn làm hại người khác hoặc tự làm hại chính mình.
  • Giấc ngủ rối loạn: Đây cũng là một biểu hiện bệnh trầm cảm phổ biến, người bệnh thường ngủ rất ít, khó đi vào giấc ngủ, thức giữa chừng và khó ngủ lại hoặc ngủ quá nhiều. Một số người còn thường xuyên gặp ác mộng, gây ra cảm giác sợ hãi.
  • Sự ám ảnh: Người bị trầm cảm thường dễ bị ám ảnh về một số sự việc hoặc sự kiện cụ thể, gây ra sự sợ hãi và cú sốc tâm lý. Có thể là cảm giác tội lỗi với người khác, hoặc thấy một điều gì đó làm họ khiếp sợ mà không thể quên đi…

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm

Trầm cảm thường do rối loạn tâm trạng và cảm xúc, tùy vào từng người và những sự cố mà họ gặp phải. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh này có thể bao gồm:

  • Do áp lực và căng thẳng kéo dài: Khi công việc có áp lực kéo dài, áp lực gia đình, các xung đột không thể giải quyết được, dẫn đến tình trạng căng thẳng, cảm xúc không ổn định dẫn đến trầm cảm.
  • Do có bệnh lý hoặc bị chấn thương: Những người có các tiền sử về bệnh não thường dễ mắc bệnh do cấu trúc não của họ bị tổn thương.
  • Do sử dụng các chất kích thích: Người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các đồ uống có cồn và các chất kích thích kéo dài thường xuyên gây ra trạng thái tâm lý bất ổn, khó kiểm soát.

Các biến chứng của bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm
Dấu hiệu của căn bệnh trầm cảm
  • Tự tử: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh, có thể xảy ra khi người bệnh không chịu nổi cảm giác đau khổ và tuyệt vọng của mình. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi người bệnh đã có ý định tự tử, cần phải được điều trị để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
  • Rối loạn cảm giác và lo âu: Việc trầm cảm sẽ dẫn đến các tình trạng rối loạn cảm giác, thường xuyên lo âu và cảm thấy sợ hãi, phân tâm. Khi trầm cảm kéo dài thì tình trạng này rất dễ xảy ra, người bệnh sẽ cảm thấy bất an và sợ hãi và tự nhốt mình lại.
  • Suy giảm các chức năng xã hội: Trầm cảm thường dẫn đến việc ngại tiếp xúc với người, thường mất tập trung và khả năng quản lý công việc bị giảm, khả năng tương tác, giao tiếp cũng trở nên kém hơn.

Phương pháp điều trị bệnh trầm cảm

  • Tây Y

Cách chữa bệnh trầm cảm bằng tây y:

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì có tác dụng nhanh chóng và dễ dàng sử dụng. Phương pháp này thường sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm.

  • Thuốc điều trị trầm cảm: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh trầm cảm như lo âu, căng thẳng, làm ổn định tâm trạng. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm thuốc ức chế acetylcholinesterase, thuốc Memantine, thuốc ba vòng (TCA) và thuốc an thần. 

Ưu điểm: Sử dụng các loại thuốc tân dược để chữa bệnh, có thể giúp bệnh nhân giảm đau, giúp tinh thần ổn định một cách nhanh chóng.

Nhược điểm: Khi sử dụng lâu dài các loại thuốc có thể dễ rơi vào các trạng thái như suy giảm các chức năng, và gan thận bị tổn hại. Đồng thời dễ dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc vào thuốc, có nhiều tác dụng phụ kèm theo mà tỷ lệ tái lại bệnh khá cao khi ngưng sử dụng thuốc)

  • Đông Y

Phương pháp chữa:

Theo quan điểm của Đông Y, việc trầm cảm thường do có nhiều nỗi lo âu buồn bã và uất ức kéo dài mà không giải quyết được, lâu dần làm ảnh hưởng đến tâm lý con người, dẫn đến rối loạn tâm lý, cảm xúc và trầm cảm. Do đó, để điều trị bệnh cần giải quyết được các vấn đề này. Đông Y chia thành 2 phương pháp chữa chính:

  • Phương pháp dùng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng đều là thảo dược thiên nhiên, chủ yếu thực hiện theo dạng thăm khám sau đó kê đơn thuốc phù hợp cho các bệnh nhân. Những thuốc này thì đa số dưới dạng sắc uống.
  • Phương pháp không dùng thuốc: Ngoài khám bệnh và kê đơn thuốc, trong Đông Y còn có phương pháp điều trị an toàn không dùng thuốc . Việc điều trị đa phần là thay đổi các thói quen trở nên lành mạnh, ăn uống phù hợp, và thực hiện các biện pháp  như tư vấn, tập luyện, bấm huyệt, xoa bóp, diện chẩn, châm cứu,… để cho cơ thể được lưu thông, giảm bớt căng thẳng và áp lực trong cuộc sống.

Ưu điểm: Đây là một phương pháp điều trị lành tính, chữa được một số bệnh mãn tính mà Tây Y khó điều trị. Thành phần của thuốc cũng rất an toàn, tất cả đều là thảo dược tự nhiên, không hại cho sức khỏe.

các phương pháp giúp điều trị trầm cảm
Các phương pháp giúp điều trị trầm cảm

Nhược điểm: Thời gian điều trị kéo dài vì phương pháp này là lành tính và có tác động chậm đến cơ thể người bệnh, đòi hỏi người bệnh phải có tính kiên nhẫn và chịu điều trị cho đến khi khỏi hoàn toàn.

Cách phòng bệnh trầm cảm

Để bản thân không rơi vào trạng thái trầm cảm, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Tạo ra môi trường lành mạnh: Đây là việc làm quan trọng, khi nhận được sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng sẽ giúp bản thân có động lực vượt qua các khó khăn, vượt qua những căng thẳng, áp lực của cuộc sống.
  • Nếu thấy mình có dấu hiệu trầm cảm: Hãy tích cực giao tiếp với những người xung quanh, thường xuyên chia sẻ với bạn bè hoặc người thân. Đồng thời tham gia các hoạt động thể thao, làm những việc có thể tạo được niềm vui như đi chơi, đi xem phim, …. Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn và chất kích thích.
  • Đến những nơi có chuyên môn để khám và điều trị nếu cảm thấy bất ổn: Khi cảm thấy cảm xúc của bản thân bất ổn, có nhiều dấu hiệu lạ, bạn có thể đến các trung tâm có chuyên môn để khám và điều trị, nhận những lời khuyên từ các bác sĩ.

Các câu hỏi thường gặp về bệnh trầm cảm

1. Trầm cảm có thể chữa khỏi không?

Câu trả lời là .

Có thể điều trị trầm cảm bằng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu, điều chỉnh lại cuộc sống kết hợp với nhiều phương pháp điều trị để có hiệu quả tốt hơn.

Tuy nhiên, thời gian chữa khỏi còn tùy thuộc vào từng người và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu có phương pháp phù hợp thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi bệnh. Nhưng cũng cần nên lưu ý, không quá lạm dụng các phương pháp chữa bệnh, tránh gây tác dụng ngược, và nên ưu tiên sử dụng các liệu pháp tự nhiên an toàn.

2. Những ai dễ bị mắc bệnh trầm cảm?

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra với nhiều đối tượng, tuy nhiên lứa tuổi thường dễ mắc bệnh này thường khoảng từ 18 – 45 tuổi, đối với các lứa tuổi trung niên và cao tuổi cũng dễ gặp phải tình trạng này.

Dưới đây là một số nhóm người dễ bị mắc bệnh này:

  • Những người bị sang chấn tâm lý: Những người này phải trải qua các sự việc, biến cố lớn một cách đột ngột như mất việc, bị lừa đảo, phá sản, mất người thân, áp lực công việc, …
  • Phụ nữ sau sinh: Đây là khoảng thời gian mà người phụ nữ cực kỳ nhạy cảm, họ phải đối mặt với sự thay đổi hocmon nhanh chóng, thiếu ngủ, đối mặt với các áp lực, khó khăn khi vừa mới sinh, những điều này là tăng nguy cơ trầm cảm của họ.
  • Học sinh, sinh viên: Nhóm này tâm lý thường dễ bị tác động, có nhiều áp lực về chuyện học hành, thi cử, áp lực từ cha mẹ và thầy cô, các đánh giá về kết quả học tập.
  • Những người lạm dụng rượu bia và các chất kích thích: Người khi sử dụng các chất này sẽ bị kích thích các dây thần kinh, cảm xúc rất dễ bị tác động. Việc sử dụng các chất kích thích lâu dài làm tâm trạng họ thường xuyên bị bất ổn, dễ rơi vào tình trạng rối loạn cảm xúc dẫn đến trầm cảm.
  • Những người thiếu nguồn lực trong cuộc sống:  Đây là những đối tượng bệnh trầm cảm thiếu các mối quan hệ xã hội, giao tiếp, thường xuyên gặp các khó khăn về công việc, tài chính, dễ bị stress áp lực, lâu dần có thể dẫn đến bị trầm cảm.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp về nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị chứng bệnh trầm cảm, đây là một căn bệnh rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và các chức năng xã hội. Hy vọng, với những thông tin mà bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin để điều trị cũng như phòng tránh bệnh, đảm sức khỏe cho bạn và người thân.

Rate this post

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top