200 +tr Bạn đọc mỗi năm
100 + Chuyên gia tư vấn
200 +tr Chủ đề sức khỏe

Nước tiểu màu vàng đậm cảnh báo bệnh lý gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Nước tiểu màu vàng đậm cảnh báo bệnh lý gì? Nếu nước tiểu kéo dài có màu sậm và đi kèm với các triệu chứng bất thường, đây có thể là tín hiệu cảnh báo về vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý nghiêm trọng. Cùng tham bài viết sau đây về tình trạng bệnh lý này nhé!

  • Chat với bác sĩ
  • Gọi cho bác sĩ
  • Chat qua Facebook
  • Chat qua Zalo

Xem thêm:

Tiểu đêm nhiều lần ở nam giới là bệnh gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

6 địa chỉ chữa tiểu buốt uy tín tại TP.HCM và Hà Nội bạn nên biết

Tổng hợp 10+ bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y an toàn, hiệu quả

10+ địa chỉ chữa viêm bàng quang uy tín tại TPHCM và Hà Nội

7++ cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà và một số kinh nghiệm điều trị hiệu quả

10++ Bác sĩ chữa viêm đường tiết niệu giỏi tại TPHCM và Hà Nội

Nước tiểu màu vàng đậm cảnh báo bệnh lý gì?

Khi nước tiểu có màu vàng đậm là dấu hiệu cảnh bảo những bệnh lý sau đây:

nuoc tieu mau vang dam canh bao benh ly gi

  • Viêm nhiễm đường tiết niệu: Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt. Khi gặp vấn đề về đường tiết niệu như viêm nhiễm, nhiễm nấm, tổn thương đường tiết niệu, màu nước tiểu sẽ đậm hơn. Trong một số trường hợp, nước tiểu có thể trở nên đục do có dịch mủ hoặc máu. Viêm đường tiết niệu thường phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới.
  • Bệnh vàng da tan máu: Một số bệnh như sốt rét, nhiễm khuẩn, và nhiễm độc có thể gây tổn thương và phá hủy hồng cầu, dẫn đến tăng lượng bilirubin trong máu. Thận sẽ cố gắng loại bỏ lượng bilirubin này, gây nên tình trạng nước tiểu sẫm màu.
  • Thiếu máu: Một số bệnh lý gây thiếu máu có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu, dẫn đến nước tiểu có màu vàng đậm hoặc thậm chí có màu đỏ do máu. Đây là một tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời.
  • Bệnh lý gan mật: Các bệnh lý liên quan đến gan và mật như viêm gan do virus, gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan… có thể gây nước tiểu màu vàng đậm. Nguyên nhân xuất phát từ sự suy giảm chuyển hóa bilirubin tại gan, làm tăng nồng độ chất này trong máu.
  • Hội chứng Porphyria: Đây là một loại rối loạn di truyền hiếm liên quan đến sự khiếm khuyết trong quá trình tổng hợp hemoglobin, gây ra sự bất thường trong hình thành tế bào hồng cầu trong máu. Triệu chứng thường đi kèm với nước tiểu đậm màu bao gồm đau bụng, nhạy cảm với ánh sáng, tổn thương thần kinh và động kinh.
  • Bệnh lý ung thư: Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, nước tiểu màu đậm có thể là dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư như ung thư thận, tuyến tụy, bàng quang và tuyến tiền liệt.
  • Sỏi bàng quang: Đây là hiện tượng khi những mảnh vụn khoáng chất cứng trong nước tiểu tích tụ lại và hình thành sỏi trong bàng quang. Sỏi bàng quang thường có hình dạng gai góc, xù xì và hình tròn. Khi đi tiểu, những viên sỏi nhỏ có thể bị loại ra ngoài và gây chàm vào đường tiểu, gây ra hiện tượng chảy máu, làm cho nước tiểu có màu đục và có chứa máu. Triệu chứng phổ biến của sỏi bàng quang bao gồm đau ở bụng dưới, tiểu rắt, tiểu ngắt quãng, nước tiểu có vảy hoặc có màu sẫm, và có thể kèm theo máu hoặc mùi hôi.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nước tiểu có màu vàng đậm

Ngoài các nguyên nhân do bệnh lý, nước tiểu có màu vàng đậm cũng có thể do các tác nhân sau:

Nhiệt độ cơ thể cao

Cơ thể có nhiệt độ quá cao do cơn sốt hoặc tác động từ nhiệt bên ngoài như nắng nóng có thể gây ra tình trạng nước tiểu màu vàng đậm. Trong trường hợp này, cơ thể mất nước và thường đi kèm với triệu chứng mệt mỏi.

Tác dụng của thuốc

Một số thành phần trong thuốc có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu. Ví dụ như chlorpromazine, thioridazine, senna có thể làm nước tiểu có màu đỏ, trong khi warfarin, phenazopyridine, rifampin có thể làm nước tiểu chuyển sang màu cam.

tac dung phu cua thuoc

Các thuốc như: Indomethacin, promethazine, cimetidine, amitriptyline có thể làm nước tiểu có màu xanh lá cây hoặc xanh da trời. Ngoài ra, metronidazole, nitrofurantoin, primaquine, chloroquine và một số loại vitamin bổ sung cũng có thể làm nước tiểu đậm màu.

Do tiêu thụ một số thực phẩm có màu

Một số loại thực phẩm cũng có thể làm thay đổi màu sắc và mùi của nước tiểu. Nước tiểu có thể trở nên đậm màu hoặc có mùi lạ do việc tiêu thụ cây đại hoàng, quả mâm xôi, hoặc củ dền.

Nước tiểu sẫm màu buổi sáng

Buổi sáng, nước tiểu có màu sẫm là dấu hiệu của thiếu nước trong cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước, lượng nước trong cơ thể giảm, dẫn đến màu sắc của nước tiểu trở nên đậm hơn và có mùi khai. Thiếu nước cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như mệt mỏi, táo bón, khô môi, khát nước và chóng mặt.

nuoc tieu mau vang dam buoi sang

Ngoại trừ các tình huống thường gặp, nếu xuất hiện các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng sau đây, người bệnh cần đi đến cơ sở y tế gần nhất để bổ sung nước ngay lập tức:

  • Huyết áp rất thấp kèm theo tức ngực và đau đầu.
  • Lờ đờ, giảm nhận thức.
  • Da không đàn hồi.
  • Tiểu ít hoặc không có nước tiểu.
  • Mắt trũng sâu.
  • Mạch yếu hoặc không cảm nhận.
  • Cảm giác khát nước, miệng và lưỡi khô.

Nước tiểu đậm màu trong thời gian thai kỳ

Nước tiểu đậm màu trong thai kỳ cũng có thể là dấu hiệu của cơ thể thiếu nước trong giai đoạn mang thai. Phụ nữ mang thai thường cần nước nhiều hơn so với phụ nữ không mang bầu, và thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng nôn nhiều và ốm nghén trong thai kỳ.

Cách khắc phục tình trạng nước tiểu màu vàng đậm

Đối với từng nguyên nhân gây nước tiểu có màu vàng đậm, phương pháp điều trị sẽ khác nhau, và điều này sẽ được bác sĩ quyết định. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cụ thể:

cach khac phuc nuoc tieu dam mau

  • Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Nếu nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt và ăn uống, người bệnh cần điều chỉnh lối sống khoa học và phù hợp. Điều này bao gồm uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đặc biệt là đối với những người vận động mạnh hoặc tiết mồ hôi nhiều, để đáp ứng nhu cầu cơ thể.
  • Ngừng sử dụng thực phẩm và thuốc gây nước tiểu sẫm màu: Trong trường hợp nước tiểu sẫm màu do thực phẩm hoặc thuốc, điều này không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi ngừng sử dụng các thực phẩm hoặc thuốc này, màu sắc của nước tiểu sẽ trở về màu vàng nhạt như bình thường.
  • Điều trị bệnh lý: Nếu nước tiểu sẫm màu do bệnh lý, quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Nước tiểu màu vàng đậm do nguyên nhân bệnh lý thường mang tính nguy hiểm và khó điều trị hơn. Để khắc phục tình trạng này hiệu quả, quan trọng là đi thăm khám y tế, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tương ứng. Đặc biệt, trong trường hợp nhiễm trùng hệ tiết niệu, không nên tự ý sử dụng thuốc, vì điều này có thể gây nhờn thuốc và làm cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn, dẫn đến các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng.

1/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan

Đội ngũ Y Bác Sĩ đang trực tuyến, bệnh nhân có thể đặt câu hỏi bằng cách chát tại đây hoặc để lại [Số Điện Thoại]. Chúng tôi sẽ gọi lại!

to top