Cây Atiso đỏ: Thông tin, đặc điểm và công dụng ít ai biết

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Bác sĩ chuyên khoa: Nguyễn Thùy Ngoan

Hoa Atiso đỏ đã trở thành một loại hoa quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nhiều người yêu thích màu sắc rực rỡ của hoa này và trồng cây hoa Atiso làm cây cảnh để tăng thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, ít người biết rằng hoa Atiso đỏ còn có tác dụng chữa bệnh. Hãy cùng chúng tôi khám phá ngay những công dụng đặc biệt của hoa Atiso đỏ.

Xem thêm:

Đông trùng hạ thảo

Bá Tử Nhân

Cây Ba Kích

Cam thảo

Bách Bộ

Anh Túc Xác

Giới thiệu chung về Atiso đỏ

Nguồn gốc

Hoa Atiso đỏ có nguồn gốc từ khu vực Tây Phi, thích hợp sinh trưởng ở những nơi có điều kiện khí hậu nóng ẩm. Kể cả trong điều kiện đất nghèo dinh dưỡng, atiso đỏ vẫn có thể sống và phát triển tốt bình thường.

Ở Việt Nam, nhiều nơi trồng cây Atiso đỏ để thu hoạch hoa và chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau. Ngoài ra, hương vị chua ngọt của hoa Atiso đỏ có tác dụng tích cực đến sức khỏe và kích thích vị giác của người dùng.

Mô tả đặc điểm

Atiso đỏ có tuổi thọ khoảng một năm, cao từ 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, màu tím nhạt. Lá có hình trứng, hư thân dài và mép lá có răng cưa bao viền quanh lá. Hoa mọc đơn độc tại vị trí nách lá, gần như không có cuống. Tràng hoa có màu vàng hồng, tía hoặc trắng. Quả nang có hình trứng, bọc lông thô mang đài màu đỏ sáng. Thời gian ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.

atiso do

Bên trong mỗi bông hoa Atiso đỏ là phần quả tròn, được bao phủ bởi lớp lông. Nếu muốn sử dụng, bạn không cần phải dùng hết toàn bộ cây mà chỉ lấy phần hoa bên ngoài.

Chế biến thành phẩm

Hoa Atiso đỏ có vị chua ngọt dễ ăn và mọng nước. Có thể chế biến thành nhiều sản phẩm như trà, mứt, siro hay canh. Ngoài ra, ngâm đường cũng là cách chế biến đơn giản và phổ biến để sử dụng như một loại nước giải khát ngon miệng giúp kích thích vị giác.

Tác dụng của dược liệu Atiso đỏ

tac dung atiso do

Điều trị tăng huyết áp

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tai biến và nhồi máu cơ tim. Trà Atiso đỏ được biết đến như là một loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp.

Hoa Atiso đỏ có hàm lượng cao bioflavonoids, giúp ngăn ngừa gốc tự do và chống lão hóa. Ngoài ra, chất này còn giúp điều hòa huyết áp bằng cách ngăn chặn oxy hóa lipoprotein. Bổ sung Atiso đỏ vào chế độ ăn uống là một cách đơn giản để hạ huyết áp an toàn và không cần dùng nhiều thuốc.

Phòng ngừa bệnh ung thư

Atiso đỏ chứa nhiều flavonoid và cyanidin, hai chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn hoạt động của gốc tự do từ cấp độ tế bào.

Do đó, việc sử dụng Atiso đỏ với liều lượng hợp lý là cách đơn giản giúp bổ sung chất chống oxy hóa và hỗ trợ phòng ngừa ung thư.

Tăng cường hệ miễn dịch

Do trong hoa Atiso đỏ có chứa hàm lượng vitamin C cao, thậm chí là rất cao nên sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm chất chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, vitamin C trong hoa Atiso đỏ còn có tác dụng phòng chống cảm lạnh hiệu quả.

Hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu cho thấy, hoa atiso đỏ giúp giảm chỉ số khối cơ thể BMI, trong khi nghiên cứu tại Mexico cho thấy chiết xuất atiso đỏ giúp giảm cholesterol và triglyceride ở người, giảm nguy cơ béo phì.

Tuy nhiên, cần thêm các nghiên cứu với liều lượng thấp hơn để xác nhận tác dụng giảm cân của uống trà hoa atiso đỏ.

Giảm mỡ máu

Hoa Atiso không chỉ có tác dụng chống lão hóa và giảm huyết áp, mà còn hỗ trợ giảm lượng mỡ trong máu cũng như ngăn chặn biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, Atiso đỏ có khả năng loại bỏ cholesterol xấu và ngăn chặn tổn thương mạch máu. Ngoài ra, một số hoạt chất trong hoa này còn giúp điều hòa lượng mỡ, loại bỏ bớt mỡ trong máu và hạn chế tình trạng máu đóng cục.

Điều trị đái tháo đường loại 2

Trong mô hình chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2, Atiso đỏ giúp giảm đường huyết và tăng insulin máu. Vì vậy, Atiso đỏ có thể được xem là một chất bổ trợ hữu ích trong điều trị bệnh tiểu đường.

Một vài lưu ý khi sử dụng hoa Atiso đỏ

Để đạt hiệu quả tối đa khi sử dụng hoa Atiso đỏ, bạn cần lưu ý một số quy định sau đây:

  • Cho thêm chút đường với những người thường bị huyết áp thấp: Nếu bạn có tiền sử bị huyết áp thấp, hãy uống trà Atiso cùng một chút đường sau bữa ăn.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng: Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chế biến từ hoa Atiso.
  • Không sử dụng nước máy để pha trà Atiso: Nước máy đã qua xử lý có thể làm trà Atiso trở nên nồng và chua hơn. Hãy sử dụng nước tinh khiết đun sôi để pha trà.
  • Không lạm dụng hoa Atiso: Bạn nên hạn chế sử dụng sản phẩm chứa hoa Atiso đỏ để tránh gây hại cho gan và các cơ quan khác.
  • Sử dụng vào thời điểm phù hợp: Thời điểm uống trà hoa Atiso đỏ lý tưởng là sau bữa ăn, và không nên uống khi đói.
  • Không dùng hoa Atiso ngâm rượu nếu đang giảm cân: Trong trường hợp bạn đang giảm cân, hãy tránh dùng hoa Atiso đỏ ngâm đường và sử dụng sản phẩm trà Atiso thay thế.

Vừa rồi là một số thông tin cơ bản về dược liệu atiso đỏ mà chúng tôi đã tổng hợp và liệt kê đến bạn đọc. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ vị thuốc thảo dược nào với mục đích chữa bệnh, bạn nên tìm đến những người có chuyên môn như bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn nhé!